Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở việt nam và nhật bản (Trang 29 - 41)

2.2. Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần

2.2.1. Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp.

Căn cứ Khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014, “Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần” [24].

a) Chức năng và thành phần

ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định (cơ quan quyền lực) cao nhất của CTCP bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết. Các cổ đông ưu đãi khác không thuộc ĐHĐCĐ vì họ không có quyền biểu quyết như cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức hay cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Đối với cổ đông là cá nhân: căn cứ vào Khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2014 thì:

Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp.

Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành. Người được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp [24, Điều 140, Khoản 1].

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2014 cho thấy Cổ đông chỉ được ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp. Quy định này trước đó chưa được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp. Xét ở góc độ quản lý, việc quy định giới hạn này trong một chừng mực nào đó là cần thiết nhằm tránh trường hợp cuộc họp của ĐHĐCĐ

tiến hành khó khăn, thậm chí không tiến hành được do số lượng người tham dự họp quá lớn, từ đó phát sinh nhiều khó khăn khác như về kinh phí tổ chức, địa điểm tổ chức ÐHÐCĐ.

Theo quy định của các Luật chuyên ngành:

Luật Chứng khoán: Quản trị công ty cổ phần (công ty đại chúng) theo Luật Chứng khoán được quy định tại Điều 28: Việc quản trị công ty cổ phần (công ty đại chúng) được quy định theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật với nguyên tắc quản trị:

-Bảo đảm quyền lợi của cổ đông, những người có liên quan; -Bảo đảm đối xử công bằng giữa các cổ đông;

Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về: Cổ đông và Đại hội đồng cổ đông; Thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị; Thành viên Ban kiểm soát và Ban kiểm soát; Báo cáo và công bố thông tin; Công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết.

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII thông qua ngày 16/06/2010, quy định về quản trị tổ chức tín dụng tại Chương III và quy định chi tiết về Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần tại mục 2 và mục 3 về:

-Các loại cổ phần, cổ đông (quyền và nghĩa vụ, tỷ lệ sở hữu, chào bán và chuyển nhượng, mua lại);

-Đại hội đồng cổ đông (triệu tập, báo cáo);

b) Thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Trong CTCP, ĐHĐCĐ được xem là cơ quan đại diện quyền lực của những người góp vốn, là nơi phản ánh tập trung nhất quyền lực của các cổ đông. Với ý nghĩa đó, ĐHĐCĐ có quyền quyết định hầu hết những vấn đề trọng đại của công ty. Căn cứ Khoản 2, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014 có thể phân thẩm quyền của ĐHĐCĐ thành các nhóm sau đây:

- Thứ nhất, “ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng phát triển công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty”. Đây là những vấn đề liên quan đến nền tảng của công ty, nên chỉ có ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất mới có thẩm quyền này. Ở đây, có thể thấy, việc Luật Doanh nghiệp 2014 quy định ĐHĐCĐ có quyền quyết định định hướng phát triển công ty mà không có một giới hạn cụ thể nào. Bởi định hướng phát triển công ty có thể là chiến lược phát triển công ty, hoặc đơn giản chỉ là định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh, hay là thay đổi mục tiêu kinh doanh. Trong khi đó, Điểm a, Khoản 2, Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cho HĐQT có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Do đó, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định rõ về thẩm quyền của ĐHĐCĐ (kế hoạch phát triển dài hạn) và HĐQT (kế hoạch phát triển ngắn hạn và trung hạn).

- Thứ hai, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán”. Đây là thẩm quyền liên quan đến việc phát hành cổ phần mới để tăng vốn điều lệ của công ty trong quá trình công ty hoạt động, nghĩa là “loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại” trong trường hợp này nằm trong phạm vi số cổ phần phát hành mới của công ty, bởi vì khi thành lập công ty thì “loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại” đã được quy định trong điều lệ công ty và được thông qua bởi các cổ đông sáng lập.

- Thứ ba, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định về mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần”. Việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về vật chất của các cổ đông, do đó vấn đề này Luật Doanh nghiệp 2014 trao thẩm quyền cho ĐHĐCĐ với tư cách là cơ quan có quyền cao nhất trong công ty.

- Thứ tư, “ĐHĐCĐ có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty”. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty là văn bản phản

ánh đầy đủ tình trạng tài sản, tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty và qua đó trở thành cơ sở cho các quyết định của cổ đông, cũng như làm cơ sở để tính toán thuế thu nhập của công ty. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do HĐQT lập và gửi BKS để thẩm định theo Khoản 1 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2014, sau đó BKS thẩm định và trình báo cáo thẩm định lên ĐHĐCĐ theo Khoản 3 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2014. Bên cạnh việc xem xét và thông qua báo cáo tài chính, ĐHĐCĐ còn xem xét báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty. Các báo cáo này là cơ sở để ĐHĐCĐ đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc công ty, quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc, quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này.

- Thứ năm, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại”. Như đã phân tích, ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, do đó khi công ty mua lại các cổ phần đã bán, đặc biệt là khi mua lại với số lượng lớn (trên 10%) có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn điều lệ của công ty, do đó phải được chính ĐHĐCĐ quyết định việc mua lại.

- Thứ sáu, “Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác”. Mặc dù đây là những vấn đề có tính chất quản lý (mang tính chất kinh doanh đầu tư hoặc bán tài sản của công ty) nhưng với phạm vi đầu tư hoặc bán này (hơn 35% tổng giá trị tài sản của công ty) có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của công ty, do đó quyết định này cần được dành cho cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là ĐHĐCĐ.

HĐQT, thành viên BKS; đồng thời có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông”.

- Thứ tám, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty”. Có thể nói trong toàn bộ văn kiện pháp lý, hồ sơ thành lập công ty, thì bản điều lệ của công ty đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình tồn tại và hoạt động của công ty. Tuy nhiên, ở đây cần chú ý là ĐHĐCĐ không có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty trong trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán quy định trong điều lệ công ty. Bởi lẽ thẩm quyền này thuộc về HĐQT, Căn cứ Khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014: HĐQT có quyền quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán, do đó việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty liên đến vấn đề này thuộc về HĐQT.

Ngoài các quyền và nhiệm vụ kể trên, ĐHĐCĐ còn có các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và điều lệ công ty.

c) Triệu tập và thể thức tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ

Kỳ họp của ĐHĐCĐ: Căn cứ Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014:

Kỳ họp của ĐHĐCĐ: Căn cứ Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014: Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp.

Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính [24, Điều 136]. Họp bất thường: Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

- Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;

- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp 2014;

- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Như vậy, ĐHĐCĐ thường niên mỗi năm họp 1 lần và khi thấy cần thiết có thể tổ chức những cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường ngoài các ĐHĐCĐ thường kỳ mỗi năm theo yêu cầu và trong các trường hợp nói trên. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp 2014 không hạn chế số lần họp ĐHĐCĐ bất thường là bao nhiêu trong một năm. Quy định này mang tính mềm dẻo, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCP hoạt động có hiệu quả, bởi lẽ trong quá trình kinh doanh, có những vấn đề phát sinh đột xuất đòi hỏi cần được giải quyết kịp thời, mà vấn đề đó lại thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ nên nếu không quy định cuộc họp bất thường thì không thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty vì không thể cứ phải chờ đến cuộc họp thường niên của ĐHĐCĐ vốn mỗi năm chỉ họp một kỳ.

Trên thực tế, để giải quyết vấn đề này và cũng để không phải tiến hành ĐHĐCĐ bất thường, các CTCP thường quy định việc ĐHĐCĐ uỷ quyền một số vấn đề cho HĐQT, theo đó trong thời gian giữa các kỳ ĐHĐCĐ thường niên, thì các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ sẽ do HĐQT quyết định trên cơ sở sự uỷ quyền này. Chúng ta biết rằng việc thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ là theo nguyên tắc “đa số phiếu” (có ấn định tỷ lệ cụ thể ví dụ 51%, 45%…), nghĩa là việc biểu quyết là dựa vào số phiếu được tính trên cơ sở số cổ phần mà cổ đông sở hữu tương ứng, còn việc thông qua quyết định của HĐQT là dựa trên nguyên tắc “đầu người”. Như vậy, bản chất của

việc thông qua quyết định dựa trên số phiếu của cổ đông có quyền biểu quyết và việc thông qua quyết định dựa trên đầu người là hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ là do chính cổ đông thể hiện ý chí của mình, còn việc thông qua quyết định của HĐQT là nơi thể hiện ý chí của các thành viên HĐQT, và nhiều khi hai luồng ý chí này là không phù hợp nhau. Do đó, việc uỷ quyền quyết định của ĐHĐCĐ cho HĐQT là một cách làm có lợi cho các CTCP nhằm tránh việc phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường vốn rất phức tạp và tốn kém, nhưng rõ ràng việc uỷ quyền này là sai về mặt nguyên lý và bản chất hoạt động của hai loại cơ quan này với hai cách thức ra quyết định hoàn toàn khác nhau.

* Thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ:

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị được cho là đương nhiên có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường.

- BKS: BKS có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định tại Khoản 5, Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014. Kết hợp quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014, có thể thấy BKS chỉ có quyền tập họp ĐHĐCĐ bất thường trong một số trường hợp mà đáng lẽ ra Hội đồng quản trị phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường, và Hội đồng quản trị đã không triệu tập trong thời hạn do điều lệ công ty quy định (nếu điều lệ không quy định thì thời hạn này là 30 ngày) kể từ ngày xảy ra một trong 3 vấn đề sau:

+ Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật.

+ Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2, Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014.

+ Theo yêu cầu của BKS.

thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty) đã yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập họp có quyền thay thế Hội đồng quản trị, BKS triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp Hội đồng quản trị và BKS không triệu tập ĐHĐCĐ theo quy định.

Như đã phân tích, việc cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ trong một số trường hợp là nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ trong công ty, nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực kiểm soát công ty của các cổ đông lớn và những chủ thể quản lý công ty (HĐQT và BKS). Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014 lại cho phép Hội đồng quản trị có quyền duyệt chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ. Như vậy, nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên triệu tập họp ĐHĐCĐ mà Hội đồng quản trị không thông qua chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp thì ĐHĐCĐ trong trường hợp này có thể không tiến hành họp được. Điều này rất dễ xảy ra trong trường hợp Hội đồng quản trị lạm dụng quyền lực để tư lợi và không thông qua chương trình, nội dung cuộc họp.

Sự thiếu chặt chẽ của luật còn thể hiện ở điều kiện triệu tập họp ĐHĐCĐ bởi theo quy định tại Điều 114 Khoản 3 thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp Hội đồng quản trị “vi phạm nghiêm trọng” quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao. Nhưng Luật Doanh nghiệp 2014 không xác định rõ thế nào là vi phạm nghiêm trọng, và việc xác định vi phạm đến mức độ nào, trong trường hợp nào là nghiêm trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở việt nam và nhật bản (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)