LDN 2014 mặc dù đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với LDN 2005 nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải được sửa đổi bổ sung để phù hợp và áp dụng được trong thực tế. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 03 Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành LDN 2014 gồm có: Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 thay thế Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 thay thế Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn LDN. Tuy nhiên những văn bản này chưa có các nội dung hướng dẫn tất cả các quy định có liên quan đến CTCP đã được sửa đổi, bổ sung mới trong LDN 2014. Vì vậy cần phải tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, quy định bổ sung nhằm hoàn thiện chế định về CTCP.
3.1.1. Hồn thiện các quy định về cổ đơng
Thứ nhất, LDN 2014 quy định cổ đơng phổ thơng có quyền tham dự và
phát biểu trong các ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Tuy nhiên Luật lại chưa quy định cụ thể “hình thức khác” là hình thức nào nên việc họp ĐHĐCĐ thơng qua hình thức khác
khơng được quy định rõ ràng. Do đó để đảm bảo cho cổ đơng đối với quyền tham dự ĐHĐCĐ, cần quy định rõ “hình thức khác” là những hình thức nào; trình tự, thủ tục và các điều kiện thực hiện tham dự ĐHĐCĐ bằng mỗi “hình
sung thêm các quy định để hỗ trợ cho việc họp Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị thơng qua hình thức trực tuyến: họp bằng video call, skype, hoặc thơng qua phịng họp trực tuyến. Từ đó, bố sung thêm quy định biểu quyết thơng qua hình thức trực tuyến như quan email, skype,… [25]
Thứ hai, luật cần quy định rõ: Trường hợp có nhiều hơn một người đại
diện theo ủy quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của người đại diện. Trường hợp một tổ chức cử nhiều người đại diện phần vốn của mình mà những người đại diện này khơng tham dự cuộc họp thì họ vẫn có thể ủy quyền cho người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ [12, tr61].
Thứ ba, Cần quy định cụ thể các trường hợp cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng
nắm trên 65% hoặc một tỷ lệ khác mà Điều lệ công ty quy định thông qua ĐHĐCĐ bãi miễn các thành viên HĐQT, bởi nếu không quy định rõ nội dung này, nhóm cổ đơng lớn sẽ rất dễ lợi dụng quy định này để biểu quyết bãi bỏ thành viên được các cổ đông nhỏ bầu vào HĐQT mà khơng có lý do chính đáng; từ đó gây ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của cổ đơng/ nhóm cổ đơng nhỏ lẻ.;
Thứ tư, LDN 2014 có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu
số tuy nhiên khi áp dụng trong thực tế gặp rất nhiều hạn chế. Điều kiện về tỷ lệ cổ đông tham dự để tiến hành họp ĐHĐCĐ, và tỷ lệ biểu quyết để nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua theo LDN 2014 mặc dù tạo sự thuận lợi cho hoạt động của CTCP, dễ dàng để cổ đơng, nhóm cổ đơng thiểu số có thể phối hợp với nhau thực hiện quyền triệu tập và quyết định các vấn đề của ĐHĐCĐ, tuy nhiên lại càng dễ dàng hơn cho cổ đơng, nhóm cổ đông đa số phủ quyết ý kiến của cổ đông thiểu số, và thông qua quyết định ĐHĐCĐ có lợi cho cổ đơng đa số. Bên cạnh đó, vấn đề phương thức bầu dồn phiếu để bầu thành viên HĐQT, BKS được quy định trong LDN 2014 không
phải là điều kiện bắt buộc, mà Điều lệ cơng ty có thể quy định khác. Theo quy định bầu dồn phiếu, các cổ đơng thiểu số có thể gom phiếu bầu để dồn cho đại diện của mình trúng cử thành thành viên HĐQT, tuy nhiên, nhóm cổ đơng đa số có thể bãi miễn thành viên HĐQT đại diện của nhóm cổ đơng thiểu số chỉ với 51% số cổ phần có quyền biểu quyết dự họp. Việc bầu bổ sung 01 thành viên vào HĐQT thì quy định bầu dồn phiếu mất tác dụng bảo vệ nhóm cổ đơng thiểu số…[25]. LDN 2014 quy định phương thức bầu dồn phiếu nhằm bảo đảm quyền lợi cho cổ đông nhỏ, tuy nhiên lại cho phép công ty được quyền lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng phương thức bầu này. Quy định như vậy chưa hoàn tồn bảo vệ được quyền lợi của cổ đơng thiểu số khi mà ngay từ đầu công ty đã không lựa chọn áp dụng phương thức bầu dồn phiếu. Vì vậy, cần phải có quy định rõ ràng hướng dẫn chi tiết và hoàn thiện hơn về phương thức bầu dồn phiếu để Cơng ty có thể dễ dàng lựa chọn áp dụng. Qua đó cũng đảm bảo được quyền lợi cho cổ đơng, nhóm cổ đơng nhỏ lẻ.
Thứ năm, quy định mở rộng hơn nữa các quyền về tiếp cận thông tin của
cổ đông, quyền giám sát của cổ đông đối với HĐQT, GĐ (TGĐ) đặc biệt là những cơng ty khơng có BKS. Pháp luật hiện hành cần phải bổ sung các chế tài quy định trách nhiệm đối với người quản lý cơng ty trong việc gây khó dễ đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông...
3.1.2. Hồn thiện nền tảng pháp lý về quản trị cơng ty cổ phần
Một là, hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định có liên quan đến người
đại diện theo pháp luật. LDN 2014 trao quyền tự chủ rất cao cho các doanh nghiệp trong việc quy định về người đại diện theo pháp luật. Khi doanh nghiệp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì quyền hạn của từng người phải được quy định cụ thể trong Điều lệ của công ty. Như vậy, trong trường hợp này nếu như Điều lệ không được quy định rõ ràng, cụ thể thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của đối tác và
bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp, dẫn đến việc các doanh nghiệp có thể lợi dụng, cố tình quy định về phạm vi thẩm quyền không rõ ràng giữa những người đại diện theo pháp luật để giải thích theo hướng có lợi cho mình, gây thiệt hại cho bên thứ ba. Vì vậy, cần phải bổ sung quy định về cơ chế kiểm soát, quy định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bên thứ ba trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật và lạm quyền khi thiết lập giao dịch. Việc có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật qua đó làm cho việc quản lý Công ty, ký kết các Hợp đồng trở nên khó kiếm sốt hơn. Cần quy định rõ phạm vi được ủy quyền đại diện của từng người đại diện theo pháp luật. Các quy định này cần được thể hiện bằng văn bản và được cơng khai. Ngồi ra, để hạn chế trường hợp Doanh nghiệp cố tình làm sai thì cũng cần áp đặt chế tài nặng đối với việc Người đại diện theo ủy quyền vượt quá hoặc áp dụng sai thẩm quyền của mình trong giao dịch với các bên thứ ba;
Hai là, bổ sung các quy định chi tiết về thành viên độc lập HĐQT. Thành
viên độc lập HĐQT hiện nay đang là một xu thế tất yếu trong quản trị CTCP trên thế giới. Các thành viên này có vai trị rất quan trọng trong việc giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý cơng ty, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đơng, nhất là những cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp hiện hành chưa có quy định rõ ràng về đối tượng này trong bộ máy của CTCP. LDN cần bổ sung quy định về thành viên độc lập HĐQT, trong đó xác định rõ trách nhiệm của thành viên HĐQT độc lập trong việc thực hiện hoạt động giám sát đối với HĐQT và các người quản lý cao cấp khác trong CTCP, cũng như làm rõ các tiêu chuẩn của thành viên HĐQT độc lập và thủ tục đề cử thành viên HĐQT độc lập.
Ba là, Bổ sung các quy định chi tiết về Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc
HĐQT gồm có: quy định về tiêu chuẩn làm thành viên; quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm toán nội bộ.
Bốn là, cần bổ sung các quy định nhằm nâng cao tính độc lập, khách
quan và hoạt động hiệu quả của BKS. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, BKS chưa thể hiện đầy đủ vai trị bảo vệ cổ đơng và nhà đầu tư. Trên thực tế, các cổ đơng lớn có cổ phần chi phối tại ĐHĐCĐ thường nắm giữ hoặc cử người đại diện nắm giữ các chức vụ cao nhất tại HĐQT. Trong khi đó, các thành viên của BKS về danh nghĩa là do ĐHĐCĐ bầu ra nhưng bản chất cũng là do các cổ đơng có cổ phần chi phối quyết định. Do vậy, các thành viên của BKS rất khó có thể kiểm sốt được các thành viên HĐQT vì đó là những người có tác động rất lớn đến việc bổ nhiệm họ. Ngoài ra, thù lao của các thành viên BKS cũng do chính các doanh nghiệp chi trả, nên tính độc lập của BKS bị ảnh hưởng rất nhiều. Có thể dễ dàng nhận thấy, hoạt động của BKS trong các CTCP chủ yếu chỉ mang tính hình thức, chống chế các quy định của pháp luật. Vì vậy, cần quy định bổ sung các chế tài về việc thực hiện hoặc không thực hiện các chức năng quyền hạn của BKS; đồng thời quy định mở rộng thẩm quyền hơn nữa cho BKS để từ đó đảm bảo BKS thực hiện đúng và hiệu quả chức năng của họ. Ngoài ra, cần quy định rõ về việc hoạt động của BKS, nghĩa vụ báo cáo của BKS cũng như các công việc mà BKS đã làm được trong một năm để tránh tình trạng BKS lập ra chỉ mang yếu tố hình thức, khơng hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần quy định cao hơn về các tiêu chuẩn đối với thành viên BKS trong việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên BKS để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp và đầy đủ hơn.
Ngồi ra, vấn đề cơng khai, minh bạch hóa thơng tin cũng đang đặt ra nhu cầu cấp bách, địi hỏi các nhà lập pháp cần hồn thiện các quy định pháp luật về quản trị CTCP. Theo đó, nghĩa vụ cơng khai minh bạch hóa thơng tin cần phải được các CTCP thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm cao. Hiện nay, các quy định của pháp luật về cơng
khai hóa thơng tin cịn mang tính hình thức, sơ sài, chưa có sự tương thích với thơng lệ quốc tế. Các quy định các thông tin công bố ra ngoài của các CTCP. Do vậy, cần hồn thiện pháp luật về cơng khai, minh bạch hóa thơng tin trong quản trị CTCP để tránh những hành vi gian lận, thao túng công ty và các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của cổ đơng... Việc quy định công bố thông tin sẽ đảm bảo cho các hoạt động của Công ty được công khai, minh bạch hơn; đảm bảo hơn quyền lợi cho các cổ đông.