Đại hội đồng cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của chế định công ty cổ phần ở việt nam (Trang 57 - 68)

2.4. Cơ cấu quản trị trong công ty cổ phần

2.4.1. Đại hội đồng cổ đông

a) Thành phần Đại hội đồng cổ đông

Theo quy định của LCT 1990, ĐHĐCĐ gồm các cổ đông công ty, là cơ quan cao nhất của cơng ty. ĐHĐCĐ có ba loại: ĐHĐCĐ thành lập, ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường.

Điều 70 LDN 1999 trên cơ sở kế thừa và khắc phục hạn chế của LCT 1990 đã quy định: “ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ

quan quyết định cao nhất của cơng ty”. Theo LCT 1990 thì tất các cổ đơng có

quyền “tham dự đại hội đồng, tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng” bởi vì LCT 1990 chỉ thừa nhận một loại

cổ phần tương ứng với một loại cổ đông. Khác với LCT 1990, LDN 1999 đã chia cổ phần thành hai loại chính, đó là: cổ phần phổ thơng và cổ phần ưu đãi; trong cổ phần ưu đãi lại có nhiều loại: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi lợi tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có đối với CTCP, cịn cổ phần ưu đãi thì có thể có, điều này do ĐHĐCĐ quyết định. Căn cứ vào các Điều (53, 55, 56, 57) LDN 1999 thì chỉ có cổ đơng phổ thơng và cổ đông ưu đãi biểu quyết mới có quyền biểu quyết, do vậy chỉ có các cổ đơng này là thành viên của ĐHĐCĐ; đây chính là một điểm mới của LDN 1999.

LDN 2005 và LDN 2014 ra đời vẫn kế thừa nội dung này của LDN 1999 khi tiếp tục quy định: ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

b) Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông

* LCT 1990 quy định khá sơ sài, chưa thể hiện được vị trí, vai trị quan trọng của ĐHĐCĐ. Chỉ có Đại hội đồng thường niên là được quy định tương đối đầy đủ về quyền và nhiệm vụ, còn Đại hội đồng thành lập và Đại hội đồng bất thường chỉ được quy định giới hạn trong phạm vi thành lập và thông qua

* Trên cơ sở kế thừa và phát huy LCT 1990, LDN 1999 đã quy định cụ thể và rõ ràng hơn về quyền hạn và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ nói chung mà khơng tách biệt thành các loại Đại hội đồng.

Điều 70 LDN 1999 đã kế thừa một số quyền và nhiệm vụ cơ bản: Sửa đổi và bổ sung Điều lệ; bầu bãi miễn thành viên HĐQT và BKS; thông qua định hướng phát triển công ty; xem xét và xử lý những vi phạm của HĐQT; quyết định mức cổ tức hàng năm. Mặt khác, LDN 1999 đã bổ sung một số quyền và nhiệm vụ mới quan trọng sau:

a) Quyết định loại cổ phẩn và tổng số cổ phần được quyển chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.

b) Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.

c) Quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế tốn của cơng ty.

d) Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. e) Quyết định các hợp đồng “đặc biệt” – “các hợp đồng kinh tế dân sự

của công ty với thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ), thành viên BKS, cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết và với người có liên quan của họ, có giá trị lớn hơn 20% tổng số giá trị tài sán được ghi trong sổ kế toán của cơng ty thì phải được ĐHĐCĐ chấp thuận trước khi ký”, (Điều 87 LDN 1999).

Qua những nội dung mới được bổ sung ở trên có thể thấy quyền và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ đã được mở rộng rất nhiều so với LCT 1990. Sự mở rộng này là phù hợp với vị trí và tầm quan trọng của ĐHĐCĐ. Ngoài những quyền và nhiệm vụ kể trên ĐHĐCĐ cịn có thể có các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ của công ty. Đây là một quy định mềm dẻo tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tổ chức công ty phù hợp với hoạt động kinh doanh và nguyện vọng của họ. Tuy nhiên Điều lệ công ty chỉ được quy định theo hướng thêm các quyền và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ so với quy định của pháp luật chứ

khơng được bớt đi, bởi vì đó là những quyền cơ bản quan trọng nhất mà pháp luật đã quy định để bảo đảm vị trí của ĐHĐCĐ chống sự lạm quyền của HĐQT làm ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông đặc biệt là các cổ đông thiểu số.

* Trên cơ sở các quyền và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ quy định tại LDN 1999, LDN 2005 tiếp tục ghi nhận các quyền hạn và nhiệm vụ này, đồng thời có sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Gồm có:

Thơng qua định hướng phát triển công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định về mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định khác.

Thơng qua báo cáo tài chính hàng năm của cơng ty. LDN 2005 quy định

báo cáo tài chính hàng năm của công ty do HĐQT lập và gửi BKS để thẩm định (Điều 128), sau đó BKS thẩm định và trình báo cáo thẩm định lên ĐHĐCĐ (Điều 123). Bên cạnh việc xem xét và thơng qua báo cáo tài chính, ĐHĐCĐ cịn xem xét báo cáo đánh giá cơng tác quản lý và điều hành công ty. Các báo cáo này là cơ sở để ĐHĐCĐ đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của HĐQT, GĐ (TGĐ) công ty, quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ), quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này.

Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.

Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Phạm vi đầu tư hoặc bán hơn

50% tổng giá trị tài sản của cơng ty có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của cơng ty, do đó quyết định này cần được giành cho cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là ĐHĐCĐ chấp thuận.

Quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh Vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền cháo bán quy định tại Điều lệ công ty.

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS; đồng thời có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông. LDN 2005 quy định bổ sung quyền xem xét và xử lý các

vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của ĐHĐCD.

Quyết định các hợp đồng, giao dịch “đặc biệt” quy định tại Điều 120 LDN 2005.

* Về cơ bản, LDN 2014 tiếp tục ghi nhận các quyền và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ đã được quy định trong LDN 2005. Luật chỉ có sự sửa đổi về: Quyền quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác. So sánh với quy định về quyền này trong LDN 2005 thì LDN 2014 đã có thay đổi về tỷ lệ % tổng giá trị tài sản. LDN 2005 quy định ĐHĐCĐ quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty. LDN 2014 đã hạ thấp tỷ lệ từ 50% xuống còn 35%. Việc hạ tỷ lệ này giúp cho CTCP có thể kiểm sốt tốt hơn tài sản của mình, đồng thời cũng hạn chế rủi ro trong các giao dịch quan trọng.

c) Trình tự thủ tục họp và thơng qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Trong LCT 1990, trình tự thủ tục họp và thông qua quyết định của ĐHĐCĐ không được ghi nhận trong các điều luật cụ thể mà hồn tồn do Điều lệ cơng ty điều chỉnh. LDN 1999 ra đời và sau đó là LDN 2005, LDN 2014 đã quy định một cách khá đầy đủ và chi tiết về trình tự thủ tục họp và thông qua quyết định của ĐHĐCĐ.

Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông :

Theo quy định tại Điều 71 LDN 1999:

- ĐHĐCĐ được triệu tập họp theo quyết định của HĐQT hoặc theo yêu cầu của cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu c6ầu của BKS trong trường hợp HĐQT vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý được quy định tại Điều 86 LDN 1999, HĐQT ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao, các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Trong những trường hợp này, HĐQT phải triệu tập ĐHĐCĐ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

- Trong trường hợp HĐQT không triệu tập thì BKS phải thay thế HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ. Trường hợp BKS không triệu tập thì cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng có u cầu có quyền thay thế HĐQT, BKS triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định của LDN 1999. Tất cả chi phí cho việc triệu tập và tiến hành cuộc họp sẽ được cơng ty hồn lại.

Quy định này xét về tổng thể là hợp lý khi nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số chống lại sự lạm dụng quyền lực của cổ đông đa số và những người quản lý công ty. Tuy nhiên trên thực tế khi thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế do việc tập hợp nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trên thực tế là rất khó khăn khi mà danh sách cổ đơng có quyền dự họp khơng được công bố một cách công khai đầy đủ với mọi cổ đơng. Ngồi ra, LDN 1999 cũng không quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của HĐQT trong trường hợp HĐQT không triệu tập ĐHĐCĐ. Điều này dẫn tới, HĐQT của nhiều công ty đưa ra nhiều lý do khác nhau để khơng thực hiện u cầu triệu tập của nhóm cổ đơng có quyền yêu cầu.

LDN 2005 ra đời đã có những quy định khắc phục được những hạn chế này khi quy định về thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ. Tại Điều 97 quy

định: “ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày

kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan ĐKKD có thể gia hạn, nhưng khơng quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính”,

ĐHĐCĐ cịn có thể được họp bất thường theo quyết định của HĐQT hoặc theo yêu cầu của những người có quyền yêu cầu khác. Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 97 LDN 2005 cũng đưa ra những vấn đề cần thảo luận và thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên của công ty trong khi LDN 1999 không quy định cụ thể về nội dung này.

Bên cạnh đó, tại điểm đ khoản 1 Điều 79 và khoản 3 Điều 86 LDN 2005 đã quy định cho phép cổ đơng có quyền tra cứu, trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông, danh sách cổ đơng có quyền biểu quyết tại trụ sở chính của công ty hoặc ở Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Quy định này đã tạo điều kiện cho cổ đơng, nhóm cổ đơng thuận lợi hơn trong việc thực hiện quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ nói riêng và thực hiện các quyền khác nói chung. Ngồi ra, LDN 2005 cịn bổ sung quy định về thời gian, cách thức thông báo triệu tập họp nhằm đảm bảo thông báo triệu tập đến được cổ đông.

Tại khoản 4, khoản 5 Điều 97 LDN 2005 cũng đã bổ sung quy định về trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch HĐQT và Trưởng BKS trong trường hợp họ không triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ theo yêu cầu. Theo đó, trong trường hợp HĐQT, BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định thì Chủ tịch HĐQT, Trưởng BKS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với cơng ty. Đây chính là điểm tiến bộ vượt bậc của LDN 2005.

So với LDN 2005, LDN 2014 có nhiều điểm mới liên quan đến quy định về thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ. Cụ thể là:

Thứ nhất, LDN 2014 đã bổ sung quy định cuộc họp ĐHĐCĐ có thể được

tổ chức đồng thời tại nhiều địa điểm khác nhau và nơi chủ tọa tham dự họp được xác định địa điểm họp ĐHĐCĐ.

Thứ hai, Khoản 2 Điều 136 quy định bổ sung thêm các vấn đề được thơng

qua trong cuộc họp ĐHĐCĐ, đó là: “kế hoạch kinh doanh hằng năm của công

ty” và “báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của BKS và của từng KSV”. Thứ ba, tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 136 LDN 2014 đã quy định bổ sung trách nhiệm của các thành viên HĐQT và BKS. Theo đó, trường hợp HĐQT, BKS khơng triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định thì khơng chỉ Chủ tịch HĐQT, Trưởng BKS mà cả các thành viên HĐQT, thành viên BKS cũng phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Điều 76 LDN 1999 quy định:

Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp dại diện ít nhất 51% sổ cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện để tiến hành họp theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuộc hợp lần thứ nhất dự định khai mạc. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp đại diện ít nhất 30% số cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện để tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày cuộc họp lần thứ hai dự định khai mạc. Trong trường hợp này, cuộc họp được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp.

Thể thức tiến hành họp ĐHĐCĐ, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Trên cơ sở LDN 1999, LDN 2005 đã sửa đổi, bổ sung và quy định mới, chi tiết hơn nhiều nội dung:

i) Tỷ lệ đại diện dự họp (Điều 102): Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành

quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Quy định các trường hợp phải triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ (khoản 2 Điều 104) gồm có: a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; b) Thông qua định

hướng phát triển công ty; c) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của chế định công ty cổ phần ở việt nam (Trang 57 - 68)