Vốn trong công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 1999

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của chế định công ty cổ phần ở việt nam (Trang 48 - 51)

2.3. Sự phát triển của chế định vốn công ty cổ phần trong pháp luật Việt Nam

2.3.2. Vốn trong công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 1999

Các quy định về vốn CTCP trong LDN 1999 cụ thể và đầy đủ hơn so với LCT 1990.

Vốn pháp định: LDN 1999 về cơ bản đã quy định bỏ vốn pháp định

đối với các ngành nghề kinh doanh. Đây là bước đột phá của cải cách hành chính Nhà nước trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của LDN 1999, đồng

thời cũng là bước tiến lớn trong việc dỡ bỏ rào chắn ngăn cản các hoạt động đầu tư khi quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, một số ngành nghề kinh doanh đặc thù, có nguy cơ rủi ro cao địi hỏi phải có điều kiện về vốn pháp định khi thành lập và đăng ký kinh doanh nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp với đối tác và với cộng đồng như kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh chứng khốn... LDN 1999 quy định CTCP nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung khi kinh doanh trong những ngành nghề đó phải có vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

Vốn điều lệ hay còn gọi là cổ phần: Theo quy định tại Điều 52 LDN

1999 về các loại cổ phần thì CTCP có cổ phần phổ thơng và cổ phần ưu đãi. Cổ phần phổ thông gồm cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Cổ phần ưu đãi lại bao gồm các loại: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần khác do Điều lệ công ty quy định. Như vậy so với LCT 1990, LDN 1999 đã thực hiện chế độ đa dạng hóa cổ phần. Điểm mới này tạo điều kiện thuận lợi cho phép CTCP tạo lập được một cơ cấu tài chính hay cơ cấu vốn linh hoạt phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp. LDN 1999 quy định mỗi loại cổ phần có những đặc điểm tính chất khác nhau và mang lại những quyền, nghĩa vụ khác nhau cho cổ đơng sở hữu cổ phần đó.

+ Cổ phần phổ thơng: CTCP phải có cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông là nền tảng của CTCP, tổng giá trị loại cổ phần này chiếm tỷ lệ lớn. Đây là loại cổ phần bắt buộc mà tất cả các CTCP đều phát hành. Người nắm giữ cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Cổ đơng là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP, một cổ phần phổ thơng sẽ có một phiếu biểu quyết. Sở hữu cổ phần phổ thông sẽ đem lại cho cổ đông phổ thơng những quyền và lợi ích cơ bản. Cổ phần phổ thông của CTCP không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi. Nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của ĐHĐCĐ. Cổ phần phổ thông là loại cổ

+ Cổ phần ưu đãi: Đây là loại cổ phần được ưu tiên hơn cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thơng ở một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên các cổ đông nắm giữ những cổ phần ưu đãi này cũng chịu những hạn chế nhất định. Cơng ty có thể có cổ phần ưu đãi hoặc khơng, việc có cổ phần ưu đãi hay khơng là vấn đề không bắt buộc. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:

+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Theo khoản 3 Điều 52 LDN 1999 thì:

“Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đơng sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thơng”. Cổ phần này có vai trị đặc

biệt quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhà nước có ý định duy trì quyền kiểm sốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối và cổ phần đặc biệt. Những doanh nghiệp nhà nước quan trọng, được nhà nước cấp đủ vốn không cần phải huy động nhiều vốn từ dân chúng, thì thơng thường khi chuyển đổi thành CTCP, tổ chức được chính phủ ủy quyền sẽ nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong cơng ty đó. Tuy nhiên pháp luật chưa có hướng dẫn một cách cụ thể về tổ chức được Chính phủ ủy quyền, nên nếu CTCP phát hành loại cổ phần này thì thơng thường chỉ do cổ đơng sáng lập nắm giữ.

+ Cổ phần ưu đãi cổ tức: Là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so

với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định

không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Cổ phần ưu đãi cổ tức là một loại cổ phần rất phù hợp với những nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận.

+ Cổ phần ưu đãi hồn lại: Là cổ phần sẽ được cơng ty hồn lại vốn góp

bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

+ Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định: Đây là một quy định có tính dự trù của LDN 1999, làm mở rộng khả năng thỏa thuận hình thành các loại cổ phần khác. Tuy nhiên, trên thực tế các CTCP chỉ phát hành các loại cổ phần như trên đã nêu chứ không đưa ra một loại cổ phần ưu đãi mới. Bởi khi chưa có sự hướng dẫn quy định cụ thể của pháp luật, mà phát hành thêm loại cổ phần mới sẽ có thể gây ra những rắc rối khơng đáng có trong hoạt động kinh doanh.

Trái phiếu: LDN 1999 tiếp tục ghi nhận quyền phát hành chứng khoán của CTCP tại khoản 2 Điều 51 và Điều 62. Tuy nhiên LDN 1999 không điều chỉnh việc phát hành chứng khoán mà để pháp luật chứng khoán điều chỉnh "CTCP có quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quy

định của pháp luật về chứng khốn”. Trình tự, thủ tục phát hành chứng khoán

được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán. LDN 1999 cho phép CTCP được quyền lựa chọn phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau để huy động vốn; HĐQT quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của chế định công ty cổ phần ở việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)