Vốn trong công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của chế định công ty cổ phần ở việt nam (Trang 51 - 54)

2.3. Sự phát triển của chế định vốn công ty cổ phần trong pháp luật Việt Nam

2.3.3. Vốn trong công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2005

LDN 1999 ra đời đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế trong LCT 1990 khi quy định về vốn trong CTCP. Tuy nhiên, trong thời gian thi hành LDN 1999 bên cạnh những thành công đạt được, quy định về vốn CTCP vẫn

còn những bất cập nhất định. Trên cơ sở kế thừa, phát triển LCT 1990 và LDN 1999, LDN 2005 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về vốn CTCP cho phù hợp với tình hình thực tế. Nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, LDN 2005 xác định rõ thời hạn góp vốn của các cổ đông sáng

lập và quy định cách xử lý đối với trường hợp họ khơng góp đủ số tiền đã đăng ký mua cổ phần. Cũng giống như LDN 1999, LDN 2005 quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Ngồi ra, LDN 2005 đã có bước tiến đáng kể so với LDN 1999 khi quy định cụ thể thời gian đăng ký mua và thanh toán đủ số cổ phần mà các cổ đông phải thực hiện là “trong thời hạn chín mươi ngày,

kể từ ngày cơng ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Trường

hợp có cổ đơng sáng lập khơng thanh tốn đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đơng sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây: i) Các cổ đơng sáng lập cịn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; ii) Một hoặc một số cổ đơng sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; iii) Huy động người khác khơng phải là cổ đơng sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đơng sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên khơng cịn là cổ đơng của cơng ty. Luật cũng quy định cách xử lý đối với số cổ phần được quyền chào bán cịn lại mà cổ đơng sáng lập khơng đăng ký mua hết: số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của LDN 2005 quy định chi tiết về nội dung này.

Thứ hai, LDN 2005 xóa bỏ quy định cho phép CTCP có quyền chào bán

cổ phần trước khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được ghi nhận trong LCT 1990 và LDN 1999.

Thứ ba, LDN 2005 bổ sung thêm căn cứ để xác định giá chào bán cổ

phần là “giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất”. Đồng thời, các trường hợp ngoại lệ mà cổ phần đượcbán với giá thấp hơn quy định cũng được sửa đổi. Trường hợp “cổ phần chào bán lần đầu tiên sau khi

đăng ký kinh doanh” quy định tại điểm a Điều 61 LDN 1999 được sửa đổi

thành “cổ phần chào bán lần đầu tiên cho người khơng phải cổ đơng sáng lập”. Cịn trường hợp chào bán cho người mơi giới hoặc người bảo lãnh thì số

chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu đã được LDN 2005 trao quyền cho CTCP tự quyết định, chỉ cần được sự chấp thuận của số cổ đơng đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Thứ tư, LDN 2005 bổ sung quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ của

CTCP. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 87 LDN 2005 thì “Chính phủ quy định hướng dẫn việc chào bán cổ phần riêng lẻ”. Ngày 04/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ. Để thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ, các CTCP phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

Thứ năm, LDN 2005 quy định các trường hợp CTCP không được phát

hành trái phiếu (Khoản 2 Điều 88). Theo đó, trừ trường hợp pháp luật về chứng khốn có quy định khác, CTCP khơng được quyền phát hành trái phiếu trong các trường hợp sau: i) Khơng thanh tốn đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, khơng thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó; ii) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình qn của ba năm liên tiếp trước đó khơng cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành. Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn khơng bị hạn chế bởi quy định trên. LDN 2005 vẫn trao quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành cho HĐQT nếu Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác. Quyết định này của HĐQT phải được báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp gần nhất.

Thứ sáu, LDN 2005 đã có sửa đổi trong quy định đối với trường hợp

mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông mà không thỏa thuận được về giá. Khác với LDN 1999, xử lý trường hợp khơng thỏa thuận được về giá các bên có quyền yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 90 thì trong trường hợp khơng thỏa thuận được về giá thì cổ đơng đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Tóm lại, có thể thấy, các quy định về góp vốn của cổ đông, chào bán và chuyển nhượng cổ phần, mua lại cổ phần, phát hành trái phiếu... trong LDN 2005 khá hoàn chỉnh, khắc phục được những hạn chế tồn tại khi quy định về vốn của CTCP trong những văn bản quy phạm pháp luật trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của chế định công ty cổ phần ở việt nam (Trang 51 - 54)