Giám đốc (Tổng giám đốc)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của chế định công ty cổ phần ở việt nam (Trang 80 - 91)

2.4. Cơ cấu quản trị trong công ty cổ phần

2.4.3. Giám đốc (Tổng giám đốc)

* LCT 1990 và LDN 1999 đều quy định “GĐ (TGĐ) là người điều hành

hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. HĐQT bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm GĐ (TGĐ). Chủ tịch HĐQT có thể kiêm GĐ (TGĐ) cơng ty”.

Tuy nhiên, điểm mới của LDN 1999 là đã quy định: GĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật. Bên cạnh đó, LDN 1999 còn quy định chi tiết các quyền và nhiệm vụ của GĐ (TGĐ). Các quyền và nhiệm vụ này gồm có: a) Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; b) Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của cơng ty; d) Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của GĐ (TGĐ); g) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của HĐQT.

Mặt khác để ràng buộc trách nhiệm đối với HĐQT, GĐ (TGĐ) và các cán bộ quản lý khác trong công ty LDN 1999 đã quy định nghĩa vụ của người quản lý công ty tại Điều 86. Đây là một trong những nội dung mới của LDN 1999 về CTCP do LCT 1990 khơng có quy định về vấn đề này.

Những quy định mới kể trên của LDN 1999 có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý công ty, tạo điều kiện cho HĐQT, GĐ (TGĐ) công ty phát huy được khả năng sáng tạo trong q trình điều hành cơng ty; đồng thời cũng hạn chế được xu hướng lạm dụng quyền hạn của họ, góp phần tạo ra mơi trường lành mạnh trong hoạt động quản lý của công ty.

* LDN 2005 ra đời tiếp tục ghi nhận các nội dung về GĐ (TGĐ) đã được quy định trong LDN 1999. Bên cạnh đó, LDN 2005 cịn bổ sung thêm nhiều nội dung mới về nhiệm kỳ; tiêu chuẩn và điều kiện của GĐ (TGĐ);... Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Quy định về nhiệm kỳ của GĐ hoặc TGĐ không quá 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Thứ hai, Quy định GĐ hoặc TGĐ công ty không được đồng thời làm GĐ hoặc TGĐ của doanh nghiệp khác.

Thứ ba, Quy định tiêu chuẩn và điều kiện của GĐ (TGĐ): áp dụng theo quy định tại Điều 57 LDN 2005.

Thứ tư, Quy định trách nhiệm của GĐ trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định tại điểm 4, Điều 116, LDN 2005 :“GĐ hoặc TGĐ phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đung quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, Hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của HĐQT. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì GĐ hoặc TGĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty”.

Thứ năm, Quy định bổ sung về quyền và nhiệm vụ của GĐ (TGĐ). Đó là: quyền tuyển dụng lao động và quyền kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Có thể thấy về cơ bản, các quy định của LND 2005 quy định tương đối đầy đủ về quyền hạn và nhiệm vụ của GĐ (TGĐ).

Thứ sáu, Bổ sung quy định về thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ. LDN 1999 không quy định về thù lao, tiền

lương và lợi ích khác của thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ. LDN 2005 đã có quy định bổ sung về nội dung này tại Điều 117.

* Hiện nay, về cơ bản, chế định về GĐ (TGĐ) trong LDN 2014 khơng có sự thay đổi so với trong LDN 2005. LDN 2014 tiếp tục ghi nhận các nội dung về GĐ (TGĐ) như là quy định về nhiệm kỳ; tiêu chuẩn và điều kiện của GĐ (TGĐ); quy định về các quyền, nghĩa vụ, bổ nhiệm, miễn nhiệm GĐ (TGĐ); quy định về tiền lương, tiền thưởng…

Điểm mới nổi bật trong LDN 2014 khi quy định về GĐ (TGĐ) cơng ty đó là LDN 2014 đã bãi bỏ quy định cấm một người đã làm GĐ (TGĐ) CTCP không được làm GĐ (TGĐ) công ty khác.

Ngồi ra, LDN 2014 cịn bổ sung quy định Chủ tịch HĐQT và GĐ hoặc TGĐ đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty trong trường hợp cơng ty có hơn một người đại diện theo pháp luật. Điều 134 LDN 2014 quy định CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, đây là điểm mới trong quy định về người đại diện theo pháp luật của CTCP. Do vậy, trên cơ sở quy định của LDN 2005 quy định về người đại diện theo pháp luật duy nhất của CTCP, LDN 2014 đã có sự bổ sung cho phù hợp với quy định mới này. Nội dung được bổ sung như sau,“Trường hợp chỉ có một người

đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch HĐQT hoặc GĐ hoặc TGĐ là người đại diện theo pháp luật của cơng ty; trường hợp Điều lệ khơng có quy định khác thì Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của cơng ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch HĐQT và GĐ hoặc TGĐ đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”.

2.4.4. Ban kiểm soát

a) Nhiệm kỳ, số lượng, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên BKS

Về số lượng thành viên

Theo quy định tại Điều 41 LCT 1990, các CTCP phải có 02 KSV do ĐHĐCĐ bầu ra, trong đó ít nhất một KSV phải có chun mơn về kế tốn.

KSV không thể đồng thời là thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) công ty; không thể là vợ, chồng của các thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) công ty.

LDN 1999 ra đời đã quy định theo hướng linh hoạt hơn: CTCP có trên 11 cổ đơng phải có BKS từ 3 đến 5 thành viên. LDN 2005 thay thế LDN 1999 cũng quy định bắt buộc cơng ty có trên 11 cổ đơng là cá nhân hoặc có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của cơng ty phải có BKS. BKS có từ 3 đến 5 thành viên nếu Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác. Với quy định này, CTCP có điều kiện thuận lợi để thành lập một BKS phù hợp với những đặc điểm riêng của mình.

Hiện nay, theo LDN 2014, BKS khơng cịn là cơ quan bắt buộc trong CTCP. Trừ trường hợp pháp luật chứng khốn có quy định khác, CTCP có thể lựa chọn mơ hình hoạt động gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, và GĐ (TGĐ) theo Điểm b Khoản 1 Điều 134 LDN 2014, trong trường hợp này HĐQT phải có thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT. Hoặc lựa chọn mơ hình truyền thống của CTCP gồm HĐCĐ, HĐQT, BKS và GĐ, TGĐ theo Điểm b Khoản 1 Điều 134 LDN 2014; trong trường hợp CTCP có dưới mười một cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cơng ty, thì khơng bắt buộc phải có BKS. BKS có từ 03 đến 05 thành viên, nếu Điều lệ công ty không quy định khác.

Về nhiệm kỳ

LCT 1990 khơng có quy định về nhiệm kỳ, LDN 1999 trao cho doanh nghiệp quyền quyết định về thời gian của một nhiệm kỳ BKS. Đến LDN 2005 và LDN 2014 đã quy định giới hạn thời gian một nhiệm kỳ BKS là không quá 5 năm, trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà BKS nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì BKS đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi BKS nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

Về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên BKS

LCT 1990 khơng có quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của KSV. LDN 1999 cũng không quy định tiêu chuẩn của thành viên BKS mà chỉ quy định những người không được làm thành viên BKS. Điều 90 quy định về những người không được làm thành viên BKS:

“1. Thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ); người có liên quan của thành viên HĐQT, của GĐ (TGĐ), kế tốn trưởng của cơng ty đó.

2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tồ án tước quyền hành nghề vì phạm các tội bn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật”.

LDN 2005 thay thế LDN 1999 đã bổ sung quy định về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên BKS, theo đó thành viên BKS phải thỏa mãn các điều kiện sau: a) Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của LDN, b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ và người quản lý khác. Thành viên BKS không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên BKS không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. LDN 2014 ra đời tiếp tục ghi nhận những tiêu chuẩn và điều kiện làm KSV được quy định trong LDN 2005 và bổ sung thêm điều kiện tại Khoản 2 Điều 164: “Kiểm sát viên CTCP niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50%

Vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế tốn viên”. Bên cạnh đó, Luật này

cũng bổ sung điều kiện làm Trưởng BKS tại Khoản 2 Điều 163 đó là:

“Trưởng BKS phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn”.

b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên BKS

Về bầu thành viên BKS

LCT 1990 chỉ quy định ĐHĐCĐ có quyền và nhiệm vụ bầu, bãi miễn KSV mà khơng có các điều luật cụ thể quy định về nội dung này. LDN 1999 đã bổ sung quy định về hình thức bỏ phiếu biểu quyết để bầu thành viên BKS và thông qua khi được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Đến LDN 2005 quy định phương thức bầu thành viên BKS mới là bầu dồn phiếu. Hiện nay, LDN 2014 đã cho phép CTCP được lựa chọn hình thức bầu thành viên BKS, trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định phương thức bầu khác thì sẽ thực hiện bầu dồn phiếu. Người trúng cử thành viên BKS được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ cơng ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của BKS thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

Về miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên BKS:

LCT 1990 và LDN 1999 khơng có quy định về nội dung này. LDN 2005 ra đời đã quy định cụ thể các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên BKS gồm có: a) Khơng cịn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên BKS theo quy định tại Điều 122 LDN 2005; b) Không thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng; c) Có đơn xin từ chức; d) Các trường hợp khác do Điều lệ cơng ty quy định. Ngồi ra, thành viên BKS có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của ĐHĐCĐ. Trường hợp BKS vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ gây thiệt hại cho cơng ty thì HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ để xem xét và miễn nhiệm BKS đương nhiệm và bầu BKS mới thay thế. LDN 1999 không quy định về vấn đề này.

So với LDN 2005, LDN 2014 có một số sửa đổi bổ sung. Luật này đã quy định cụ thể, riêng biệt và khác nhau về các trường hợp KSV bị miễn nhiệm, bãi nhiệm tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 169, trong khi LDN 2005 quy định các trường hợp KSV bị miễn nhiệm và bãi nhiệm giống nhau, cùng trong khoản 1 Điều 127. Cụ thể tại Điều 169 LDN 2014 quy định như sau:

“1. KSV bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Khơng cịn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm KSV theo quy định tại Điều 164 của Luật này;

b) Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

c) Có đơn từ chức và được chấp thuận;

d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. 2. KSV bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Khơng hồn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;

b) Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của KSV quy định của Luật này và Điều lệ công ty;

c) Theo quyết định của ĐHĐCĐ”.

b) Quyền và nhiệm vụ của BKS

* Điều 41 LCT 1990 quy định quyền và nhiệm vụ của KSV gồm có:

1 - Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm chính của công ty và triệu tập ĐHĐCĐ, khi xét thấy cần thiết;

2 - Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết năm tài chính của cơng ty;

3 - Báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra; về những ưu, khuyết điểm trong quản lý tài chính của HĐQT.

4 - KSV được hưởng thù lao do ĐHĐCĐ quyết định và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về những sai phạm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây thiệt cho công ty.

* Quyền và nhiệm vụ của BKS được quy định tại khoản 2 Điều 88 LDN 1999. Theo nội dung tại điều này, quyền và nhiệm vụ của BKS trong LDN 1999 có nhiều điểm mới quan trọng so với LCT 1990. Đó là:

Thứ nhất, LDN 1999 mở rộng quyền hạn của BKS một cách tồn diện

hơn, đó là “Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh” của cơng ty nói chung mà không chỉ giới hạn trong việc

kiểm tra tài chính được quy định tại LCT 1990.

Thứ hai, Bổ sung nhóm quyền quan trọng là “Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của cơng ty”.

Thứ ba, BKS có quyền u cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ theo quy

định tại Điều 79 LDN 1999.

Bên cạnh việc mở rộng quyền hạn của BKS, LDN 1999 cịn có các quy định đảm bảo cho BKS thực hiện tất cả các quyền của mình, Điều 89:

“HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ), các cán bộ quản lý khác phải cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin, tài liệu về hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của BKS, trừ trường hợp ĐHĐCĐ có quyết định khác”.

* So với LDN 1999, LDN 2005 quy định khá đầy đủ về quyền và nhiệm vụ của BKS, khắc phục được nhiều hạn chế của LDN 1999 khi quy định về vấn đề này.

Theo quy định tại Đều 123 và Đều 124, LDN 2005 quy định bổ sung thêm một số quyền và nhiệm vụ của BKS:

Một là, BKS thực hiện giám sát HĐQT, GĐ hoặc TGĐ trong việc quản

lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hai là, Xem xét sổ kế tốn và các tài liệu khác của cơng ty, các công việc

hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ hoặc theo u cầu của cổ đơng hoặc nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của chế định công ty cổ phần ở việt nam (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)