Nguyờn tắc ỏp dụng Bộ luật hỡnh sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh lào cai) (Trang 44 - 46)

1.3. Cỏc nguyờn tắc xử lý đối với ngƣời chƣa thành niờn phạm tội

1.3.1. Nguyờn tắc ỏp dụng Bộ luật hỡnh sự

Bộ luật hỡnh sự quy định: "Người chưa thành niờn từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trỏch nhiệm hỡnh sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khỏc của Phần chung Bộ luật khụng trỏi với những quy định của Chương này" [23, Điều 68]. Theo điều luật trờn, về nguyờn tắc khi giải quyết vấn đề trỏch nhiệm hỡnh sự của người chưa thành niờn phạm tội phải căn cứ trước hết vào cỏc quy định của Chương X Phần chung Bộ luật hỡnh sự, đồng thời cũng phải vận dụng cỏc quy định khỏc của Bộ luật hỡnh sự như: Cơ sở của trỏch nhiệm hỡnh sự, cỏc nguyờn tắc xử lý, những quy định về tội phạm và hỡnh phạt, về cỏc biện phỏp tư phỏp, quyết định hỡnh phạt... song khi vận dụng cỏc quy định đú thỡ khụng được trỏi với những quy định của Chương X Bộ luật hỡnh sự.

Như vậy, theo nội dung Điều 68 Bộ luật hỡnh sự, cỏc nhà làm luật Việt Nam khụng buộc người dưới 14 tuổi phải chịu trỏch nhiệm hỡnh sự về hành vi mà họ thực hiện cú dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hỡnh sự. Những người trong độ tuổi này khụng cú năng lực trỏch nhiệm hỡnh sự, họ chưa cú ý thức đỳng đắn về hành vi vi phạm phỏp luật. Cỏ biệt cú em tuy dưới 14 tuổi nhưng đó cú ý thức tương đối đầy đủ về cỏc hành động sai trỏi, vi phạm phỏp luật, thậm chớ cú cả cỏc hành động cú tớnh chất nguy hiểm lớn cho xó hội, mà Bộ luật hỡnh sự quy định là tội phạm. Tuy nhiờn, đối với cỏc em đú, việc ỏp dụng cỏc biện phỏp cưỡng chế hành chớnh cú tớnh chất giỏo dục như biện phỏp giỏo dục tại xó, phường, thị trấn hoặc biện phỏp đưa vào

trường giỏo dưỡng thỡ vừa đạt yờu cầu cải tạo, giỏo dục cỏc em đú, đồng thời lại đỏp ứng được yờu cầu phũng ngừa chung.

Ngoài ra, cũng như Bộ luật hỡnh sự năm 1999 đó cú sự phõn biệt trỏch nhiệm hỡnh sự giữa người chưa thành niờn phạm tội ở hai lứa tuổi: từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Về nguyờn tắc, những người chưa thành niờn phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trỏch nhiệm hỡnh sự về tội phạm rất nghiờm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiờm trọng, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trỏch nhiệm hỡnh sự về mọi tội phạm do họ thực hiện (Điều 12 Bộ luật hỡnh sự).

Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi là người đó cú năng lực trỏch nhiệm hỡnh sự, nhưng dưới gúc độ tõm lý học và thực tiễn xột xử cho thấy năng lực trỏch nhiệm hỡnh sự của họ cũn rất hạn chế. Do vậy, người chưa thành niờn trong độ tuổi này chỉ được coi là cú năng lực trỏch nhiệm hỡnh sự trong những trường hợp nhất định. Thụng thường, người chưa thành niờn cú thể nhận thức được rừ ràng tớnh chất của một số hành vi nguy hiểm cao cho xó hội như: giết người, cố ý gõy thương tớch, hiếp dõm, cướp tài sản...

Tuy nhiờn, cú những hành vi cú tớnh chất đặc biệt nguy hiểm cho xó hội thỡ trỡnh độ nhận thức của đối tượng này cũn hạn chế, thậm chớ khụng khả năng nhận thức được, vớ dụ cỏc tội xõm phạm an ninh quốc gia. Cho nờn, trong điều tra, truy tố và xột xử, cỏc cơ quan tiến hành tố tụng cần chỳ ý phõn biệt giữa hai lứa tuổi này để xỏc định trỏch nhiệm hỡnh sự cho chớnh xỏc, bảo đảm thực hiện đỳng đắn, thống nhất và cú hiệu quả chớnh sỏch hỡnh sự của Nhà nước đối với người chưa thành niờn phạm tội.

Cũn đối với người chưa thành niờn từ đủ 16 tuổi trở lờn, núi chung ở lứa tuổi này, người chưa thành niờn đó cú năng lực trỏch nhiệm hỡnh sự tương đối đầy đủ. Về tõm lý, họ cú đủ khả năng hiểu biết tớnh chất nguy hiểm cho xó hội của hành vi phạm tội của mỡnh và điều khiển được hành vi ấy, nhất là

trong xó hội, phần lớn những người trong lứa tuổi này trở lờn đó bắt đầu cú thể lao động, làm việc tự lập được. Thực tiễn xột xử cho thấy, người chưa thành niờn trong lứa tuổi này thường bị kết ỏn nhiều nhất trong tổng số người chưa thành niờn phạm tội hàng năm. Tuy vậy, họ vẫn là người cũn ớt tuổi, kinh nghiệm sống chưa nhiều, trỡnh độ nhận thức nhất định bị hạn chế, vẫn ở trong lứa tuổi mà xó hội cú trỏch nhiệm giỏo dục, chăm súc, nờn những quy định trong Chương X Phần chung Bộ luật hỡnh sự vẫn được ỏp dụng đối với họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh lào cai) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)