2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật
2.2.1. Những ưu điểm của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội
cho thấy, so với pháp luật về BHXH trước thời điểm ban hành Luật BHXH, pháp luât về BHXH hiện hành đã từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách BHXH, xây dựng khung pháp lý để tiến hành xây dựng đất nước theo chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luật BHXH được xây dựng trên quan điểm kế thừa và hoàn thiện các quy định trong hệ thống pháp luật BHXH trước đó, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật BHXH ở nước ta từ trước đến nay.
Những nội dung quy định trong Luật BHXH đã đa dạng hoá các loại hình BHXH, tạo điều kiện cho người lao động tuỳ theo loại hình lao động mà tham gia một trong các loại hình BHXH phù hợp. Luật BHXH đã tạo được hành lang pháp lý phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các chế độ, chính sách về BHXH đã được luật hoá một cách đồng bộ thay cho các quy định về BHXH trước đây được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật, tính pháp lý chưa cao và còn đan xen, chồng chéo với các chính sách xã hội khác. Luật BHXH đã tạo điều kiện cho người lao động thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Các chế độ BHXH được quy định cụ thể, phù hợp hơn, khắc phục những khiếm khuyết của chính sách, pháp luật về BHXH trước đó. Cụ thể như sau:
- Mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn tạo sự yên tâm phục vụ chiến đấu.
- Tạo được sự liên thông giữa hai loại hình BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, đảm bảo công bằng trong quyền lợi đóng, hưởng của người lao động, không có sự phân biệt giữa người lao động có quan hệ lao động với người lao động tự hành nghề, không có quan hệ lao động.
- Từng bước thực hiện sự công bằng trong việc tính mức hưởng lương hưu của người làm việc theo các chế độ tiền lương khác nhau khi nghỉ hưu. Điều này được thể hiện qua việc tăng dần mẫu số về thời gian đóng BHXH khi tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH đối với người thuộc diện thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Luật BHXH đã thể chế hoá các quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, sát với thực tiễn, đảm bảo tính hợp lý giữa thời gian , mức đóng và mức hưởng của từng chế độ; đồng thời đảm bảo nguyên tắc chia sẻ giữa những người tham gia BHXH . Chính những quy định này đã bảo đảm cho việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động đầy đủ, kịp thời, thuận lợi.
- Quy định quỹ BHXH được hạch toán theo các quỹ thành phần với mức đóng cụ thể cho từng quỹ, trong đó có lộ trình tăng mức đóng đối với quỹ hưu trí, tử tuất nhằm đảm bảo tính minh bạch, xác định được tình hình cân đối của từng quỹ làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách phù hợp. Việc tăng mức đóng theo lộ trình cũng đảm bảo cho quỹ hưu trí cân đối bền vững. Việc quy định mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH cao nhất bằng 20 tháng lương cơ sở nhằm giảm bớt sự chênh lệch quá mức trong mức hưởng lương hưu sau này, nhằm đảm bảo nguyên tắc điều tiết thu nhập của hoạt động BHXH.
- Xác định cụ thể vai trò của Nhà nước đối với BHXH. Nhà nước thực hiện việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BHXH; thống nhất tổ chức thực hiện BHXH; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ BHXH và các biện pháp để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH, đồng thời quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ, không bị phá sản. Lương hưu, trợ cấp BHXH, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH được miễn thuế.
- Quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật BHXH của những cá nhân đóng BHXH và những cán bộ làm công tác BHXH như: không đóng BHXH, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH; cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng các chế độ BHXH của người lao động; không cấp sổ BHXH hoặc không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định; sử dụng tiền đóng và quỹ BHXH không đúng quy định; báo cáo sai sự thật, cung cấp thông tin, số liệu không đúng về tiền đóng và quỹ BHXH; gian lận; giả mạo hồ sơ, cấp giấy chứng nhận, giám định sai.
theo tính chất mức độ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định; cá nhân có vi phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định.
Việc Luật BHXH quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH và xử lý vi phạm đối với các cá nhân, người sử dụng lao động, các cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH đã đảm bảo tính tuân thủ pháp luật cho các bên khi tham gia BHXH, giải quyết hưởng các chế độ BHXH tốt hơn, quyền lợi của người tham gia BHXH được bảo vệ, từng bước mỗi cá nhân nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm tham gia BHXH của mình.
- Hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH đã phù hợp hơn với thực tế, đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng lao động và người lao động. Luật BHXH cũng quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện thống nhất trong cả nước, tránh gây phiền hà, sách nhiễu đối với người tham gia BHXH, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
Ngoài ra, việc quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền khiếu nại của mình.