.Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong các văn bản dƣới luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 90 - 109)

Quyền con ngƣời về môi trƣờng không chỉ đƣợc quy định ở Hiến pháp năm 2013, ở Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2015 mà còn đƣợc quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác. Có thể nói, vấn đề môi trƣờng đang từng ngày từng giờ ảnh hƣởng và tác động trực tiếp đến cuộc sống của con ngƣời. Nếu nhƣ môi trƣờng bị đe dọa, sự sống của con ngƣời cũng khó đƣợc đảm bảo. Chính vì vậy, môi trƣờng có trong lành, con ngƣời mới có thể đảm bảo tốt đƣợc các quyền nói chung và quyền con ngƣời về môi trƣờng nói riêng.

Thông tƣ số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ xây dựng hƣớng dẫn thực thi Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải chủ yếu hƣớng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn nguy hại, quản lý chất thải rắn liên vùng, liên đô thị. Trong khu vực nông thôn chủ yếu là quản lý chất thải rắn theo xã, thị trấn, thậm chí theo cụm dân cƣ thôn xóm, gia đình. Do thiếu cơ chế hoạt động nên việc bố trí kinh phí phục vụ công tác khá hạn chế, chủ yếu do ngân sách các xã, huyện và ngƣời dân đóng góp.

Các quy định của pháp luật quản lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề cũng là vấn đề khó khi đặt ra yêu cầu giải quyết vấn đề bảo vệ môi trƣờng làng nghề đảm bảo quyền cộng đồng dân cƣ làng nghề đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và quyền có việc làm đảm bảo sinh kế ngƣời dân. Thông tƣ số 46/2011/TT- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên môi trƣờng quy định về bảo vệ môi trƣờng làng nghề đã bƣớc đầu quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Tuy nhiên văn bản này chƣa quy định cụ thể về

việc các làng nghề phải có hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải tập trung, chƣa có quy định về biện pháp giảm thiểu phát sinh khí thải, chất thải theo yêu cầu đặc thù riêng của mỗi loại hình sản xuất.

Có rất nhiều các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng nƣớc:

Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ban hành ngày 1 tháng 12 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý lƣu vực sông; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nƣớc đã quy định cụ thể về các biện pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra trên lƣu vực sông, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và bảo vệ chất lƣợng nƣớc trên lƣu vực; kế hoạch phòng chống ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và phục hồi các nguồn nƣớc bị ô nhiễm trên lƣu vực sông.

Bên cạnh các văn bản pháp luật, Nhà nƣớc ta cũng đƣa ra Chiến lƣợc quốc gia về tài nguyên nƣớc đến năm 2020, Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng giai đoạn 2012-2015 nhằm nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ môi trƣờng nƣớc. Song song với việc ban hành các quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc sông, hồ, quy chuẩn nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải đối với các ngành công nghiệp…đã tạo ra cơ sở pháp lý đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trƣờng nƣớc.

Mặc dù hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cùng những chiến lƣợc, chính sách về tài nguyên nƣớc bƣớc đầu xây dựng đƣợc cơ sở pháp lý về bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên nƣớc, tuy nhiên vẫn mắc phải những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nƣớc còn chồng chéo.

Thứ hai, hệ thống các văn bản dƣới luật cũng chƣa đầy đủ và hoàn thiện. Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 mặc dù đã ban hành và có hiệu lực thi hành, tuy nhiên, hiện nay các văn bản dƣới luật vẫn chƣa đƣợc ban hành nhằm hƣớng dẫn cụ thể các nội dung sao cho phù hợp với hiệu lực thi hành của Luật Bảo vệ môi trƣờng.

Để đảm bảo nguyên tắc hiến định quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, cũng đã có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng không khí.

Hiện nay, hệ thống pháp luật về môi trƣờng không khí bao gồm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng không khí; về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, về phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng không khí, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng không khí, xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí. Trong nội dung luận văn này, ngƣời viết xin thu gọn phạm vi tìm hiểu về một khía cạnh đó chính là tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng.

Đây là vấn đề đƣợc quy định trong rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật. Ngày 18 tháng 12 năm 2006, Bộ trƣởng Bộ tài nguyên môi trƣờng đã ban hành Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng bao gồm các tiêu chuẩn: TCVN 5937:2005 về chất lƣợng không khí, tiêu chuẩn chất lƣợng không khí xung quanh; TCVN 5938:2005 về chất lƣợng không khí, nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; TCVN 5939: 2005 về chất lƣợng không khí, tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; TCVN

5940:2005 về chất lƣợng không khí, tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. Đây là các tiêu chuẩn về môi trƣờng bắt buộc.

Tuy nhiên, theo quy định của Điều 69 Luật Tiêu chuẩn, Điều 11 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1 tháng 8 năm 2007 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn quy chuẩn kĩ thuật, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 3 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật, các tiêu chuẩn Vệt Nam bắt buộc áp dụng đƣợc xem xét chuyển đổi thành quy chuẩn Việt Nam.

Thực hiện các quy định trên, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng đã tiến hành chuyển đổi các tiêu chuẩn môi trƣờng không khí trên thành các quy chuẩn kĩ thuật tại các Thông tƣ số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7 tháng 10 năm 2009, Thông tƣ số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trƣờng.

Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn quốc gia về môi trƣờng của Việt Nam bao gồm hai loại tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh và tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng về khí thải.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng về chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh là loại quy chuẩn đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lƣợng không khí. Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn hạn chế thì chƣa thể loại trừ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Vì vậy, các quy chuẩn chất lƣợng môi trƣờng không khí hiện hành đƣợc xác lập trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về vệ sinh y học nhằm đảm bảo chất lƣợng không khí ở mức tƣơng đối sạch, hạn chế đến mức tối

đa có thể sự phát thải các khí nhà kính vào không khí. Mức độ đó đƣợc đánh giá bằng nồng độ chất thải độc hại chứa trong một đơn vị trọng lƣợng hay trong một đơn vị thể tích không khí.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật về khí thải là loại tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật đƣợc xây dựng để khống chế các chất thải khó trong đó có các khí nhà kính đƣợc đƣa vào môi trƣờng ở những mức độ nhất định, trong các lĩnh vực khác nhau. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật về khí thải hiện hành bao gồm:

+ Quy chuẩn kĩ thuật khí thải đối với nguồn thải tĩnh (chủ yếu đối với khí thải công nghiệp từ ống khói các nhà máy). Ngoài việc quy định chung cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp, Việt Nam đã xây dựng quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp trong một số ngành sản xuất đặc thù nhƣ sản xuất xi măng, công nghiệp nhiệt điện, sản xuất phân bón…

+ Tiêu chuẩn khí thải đối với nguồn thải động (khí thải từ các phƣơng tiện giao thông). Hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng không khí Việt Nam hiện hành có rất ít tiêu chuẩn quy định về lĩnh vực này nhƣ TCVN 6438:2005 phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ- giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải…

Việc ban hành và bổ sung kịp thời một số tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng không khí nhƣ trên cho thấy Nhà nƣớc ta đã thực sự coi tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng không khí là một công cụ hữu hiệu để quản lý thành phần môi trƣờng. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng không khí hiện hành chƣa quy định cụ thể về tổng lƣợng thải và thời điểm thải. Thực tế cho thấy, cùng một lĩnh vực hoạt động nhƣng các cơ sở sản xuất lớn thƣờng thải vào môi trƣờng không khí lƣợng chất thải lớn hơn các cơ sở sản xuất nhỏ, và nhƣ vậy, tổng lƣợng khí thải của các cơ sở sản xuất không hề giống nhau, dẫn

đếnviệc xử lý tổng lƣợng khí thải đó cũng ở mức độ khác nhau, với quy trình xử lý khác nhau. Nếu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn thải khí không quy định tổng lƣợng thải mà áp dụng đồng đều nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại nhƣ hiện nay là rất bất hợp lý. Tình trạng đó sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa các cơ sở sản xuất, đồng thời có khả năng dẫn đến tình trạng xử lý khí thải một cách đối phó, không có hiệu quả. Việc không quy định thời điểm xả thải có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng không khí do nguồn tiếp nhận khí thải bị quá tải.

Ngoài ra còn phải kể đến Thông tƣ của Bộ Công Thƣơng số 09/2012/TT- BCT quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện kiểm toán năng lƣợng….

Tất các những văn bản dƣới luật bên cạnh Hiến pháp năm 2013 và Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Luật Đất đai năm 2013, Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2014, Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010…đều đƣa ra rất nhiều các quy định nhằm góp phần bảo vệ môi trƣờng một cách hiệu quả, giúp cho quyền con ngƣời về môi trƣờng đạt đƣợc kết quả một cách triệt để đúng theo tinh thần hiến định tại Điều 43 Hiến pháp năm 2013: Quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành.

3.8.Nhận xét chung các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con ngƣời về môi trƣờng

Xét một cách tổng quát nhất, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con ngƣời về môi trƣờng đã có sự tƣơng thích với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế về quyền con ngƣời về môi trƣờng, phù hợp với các tuyên ngôn, công ƣớc quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển bền vững. Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định về quyền con ngƣời về môi trƣờng khi đƣợc

ghi nhận là một nguyên tắc hiến định, đƣợc quy định trong các luật có hiệu lực pháp lý căn bản nhƣ Luật bảo vệ môi trƣờng, Luật Tài nguyên nƣớc, Luật bảo vệ rừng, Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả…cùng với rất nhiều các văn bản quy phạm dƣới luật khác. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề mới chỉ dừng lại trên giấy tờ mà chƣa thể triển khai và áp dụng trong thực tiễn cuộc sống, dẫn đến tình trạng còn nhiều khe hở, lỗ hổng và chƣa đạt đƣợc kết quả tối đa nhƣ mong muốn.

Về căn bản, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con ngƣời về môi trƣờng đã có sự đổi mới một cách rõ rệt. Từ chỗchỉ công nhận về quyền con ngƣời và đƣa ra các quy định gián tiếp trong các văn bản pháp luật, quy định về vấn đề bảo vệ môi trƣờng nhằm góp phần bảo đảm các quyền con ngƣời căn bản thì tại Hiến pháp năm 2013, quyền con ngƣời về môi trƣờng đã chính thức đƣợc thông qua và trở thành một nguyên tắc hiến định có giá trị pháp lý dƣờng cột, tạo một bƣớc tiến mới trong lĩnh vực quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời về môi trƣờng nói riêng, phù hợp với các tuyên ngôn và công ƣớc quốc tế, phù hợp xu thế hội nhập và phát triển bền vững.

Trƣớc đây, khi quyền con ngƣời về môi trƣờng chƣa đƣợc ghi nhận thì các bản hiến pháp trƣớc đó mới chỉ nói đến nghĩa vụ phải bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 với quy định tại Điều 43 “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có

nghĩa vụ bảo vệ môi trường” đã cho chúng ta thấy sự quan tâm chặt chẽ của

Đảng và Nhà nƣớc khi ghi nhận quyền con ngƣời về môi trƣờng. Theo Điều 43 Hiến pháp năm 2013, con ngƣời có quyền sống, quyền đƣợc sống, quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trƣờng. Sự ghi nhận quyền con ngƣời về môi trƣờng của Hiến pháp năm 2013 là bƣớc định hƣớng quan trọng để quyền con

ngƣời về môi trƣờng đƣợc quy định cụ thể hơn trong các văn bản hƣớng dẫn thi hành, là điều kiện tiên quyết, cơ sở pháp lý vững chắc cho việc nâng cao và bảo đảm quyền con ngƣời về môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay. [34]

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 cũng lần đầu tiên ghi nhận quyền con ngƣời về môi trƣờng. Tuy không quy định một cách rõ ràng các nội dung quyền, điều kiện bảo đảm quyền con ngƣời về môi trƣờng nhƣng những nội dung của Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 đã thể hiện bƣớc tiến trong quá trình xây dựng cơ sở pháp lý, ghi nhận và bảo đảm quyền con ngƣời. Khoản 2, Điều 4 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định: “Bảo

vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, đảm bảo quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh hoạc, ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành”. [35]

Có thể thấy rằng các quy định về môi trƣờng ở Việt Nam bắt đầu đƣợc quan tâm xây dựng từ đầu thập niên 1990, qua 20 năm đến nay hệ thống pháp luật liên quan đến môi trƣờng và tài nguyên của Việt Nam đã khá đồ sộ bao gồm Luật bảo vệ môi trƣờng, Luật đất đai, Luật Tài nguyên nƣớc, Luật đa dạng sinh học…và các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành.

Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, tuy nhiên, tính đến thời điểm này hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn luật vẫn chƣa đƣợc ban hành mới. Chính sự chậm trễ này đã tạo ra lỗ hổng và sự cong vênh của hệ thống pháp luật khi thực hiện quản lý tài nguyên môi trƣờng.

Bên cạnh đó, rất nhiều các văn bản pháp luật quy định về vấn đề môi trƣờng nhƣ Luật Đất đai, Luật tài nguyên nƣớc, Luật bảo vệ và phát triển rừng…

cùng các Thông tƣ, Nghị định hƣớng dẫn thi hành cũng đã góp phần đắc lực trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cũng nhƣ đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng đƣợc thực thi một cách trọn vẹn và hiệu quả nhất trên mọi khía cạnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 90 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)