.Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong pháp luật của một số nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 60 - 63)

Bảo vệ môi trƣờng chính là một giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mọi ngƣời, góp phần đảm bảo quyền con ngƣời về môi

trƣờng. Đây cũng chính là trung tâm trong việc ban hành các chính sách, pháp luật trong thời gian sắp tới.

Có rất nhiều quốc gia đã giải thích vềquyền hiện có tính đến các mối quan tâm về môi trƣờng. Ví dụ nhƣ tòa án Ấn Độ đã mở rộng nội hàm khái niệm quyền sống, bao hàm cả các nguyên tắc liên quan đến bảo vệ môi trƣờng. Đó là quyền sống của con ngƣời không chỉ là sự tồn tại, mà bao hàm cả quyền đƣợc sống trong môi trƣờng sức khỏe không bị ô nhiễm, cân bằng về hệ sinh thái và đƣợc nhà nƣớc bảo vệ.

Ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ, các công ƣớc nhân quyền khu vực đều cung cấp các bảo đảm cụ thể để bảo vệ quyền sức khỏe môi trƣờng, công nhận tầm quan trọng sự tham gia của cộng đồng liên quan tới các quyết định về môi trƣờng. Hiện có khoảng 60 nƣớc trên thế giới đã công nhận trong hiến pháp về quyền sức khỏe môi trƣờng. Ví dụ nhƣ Hiến pháp Nam Phi quy định mọi ngƣời có quyền có môi trƣờng không gây hại tới sức khỏe và sự thịnh vƣợng của con ngƣời. Quyền có môi trƣờng đƣợc bảo vệ lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau.

Nhiều nƣớc khác công nhận quyền tiếp cận thông tin và tìm kiếm các bồi thƣờng thiệt hại do môi trƣờng gây ra. Ví dụ, Hiến pháp Liên bang Nga thừa nhận, quyền về môi trƣờng tối thiểu bao gồm tiếp cận thông tin chính xác và đền bù do gây hại tới sức khỏe con ngƣời hay tài sản do vi phạm môi trƣờng. Bảo vệ bằng hiến pháp đối với các quyền môi trƣờng là cơ hội để ngƣời dân tác động lên Chính phủ đối với việc ban hành các quyết định có thể gây ảnh hƣởng xấu đến cuộc sống và môi trƣờng tự nhiên.

Hiến chƣơng Châu Phi năm 1981 công nhận quyền của tất cả mọi ngƣời có môi trƣờng tối thiểu, nhằm thỏa mãn đối với sự phát triển và thịnh vƣợng

chung của cộng đồng xã hội. Tổ chức kinh tế và phát triển Châu Âu (OECD) cũng quy định “môi trƣờng tối thiểu” nên đƣợc thừa nhận là quyền con ngƣời cơ bản. Ủy Ban kinh tế Liên hợp Quốc về Châu Âu (UNEEC) cũng đã dự thảo Hiến chƣơng về các quyền và nghĩa vụ về môi trƣờng, nhằm khẳng định mọi ngƣời đều có quyền môi trƣờng tối thiểu.

Việc công nhận và thực hiện quyền con ngƣời về môi trƣờng trong pháp luật của các quốc gia và các công ƣớc quốc tế trong bối cảnh phát triển bền vững đã chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền với việc bảo tồn, bảo vệ và khôi phục môi trƣờng. Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau hợp tác và xây dựng các chuẩn mực chung để đối phó với thách thức ngày càng gia tăng đối mới môi trƣờng và phát triển.

CHƢƠNG 3

QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬTVIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 60 - 63)