Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật tài nguyên nƣớc năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 71 - 79)

3.2 .Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014

3.3. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật tài nguyên nƣớc năm 2012

2012

Nƣớc là một trong những tài nguyên thiết yếu bậc nhất đối với cuộc sống của mỗi con ngƣời, là điều kiện tiên quyết trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đã có rất nhiều nền văn mình ra đời gắn liền với các dòng sông: nền văn mình cổ đại Ai Cập, La Mã…gắn liền với dòng sông Nil, sông Tigir, nền văn minh Ấn Độ gắn với sông Indus, văn minh Trung Quốc gắn với sông Hoàng Hà, nền văn minh Khơ Me gắn với dòng sông Mê Công…Từ đó có thể khẳng định, nƣớc chính là tài nguyên quyết định sự tồn vong và phát triển của

bất cứ quốc gia, dân tộc nào trên trái đất. Nguồn nƣớc gắn liền với sự đảm bảo một loạt các quyền của con ngƣời, đặc biệt là quyền con ngƣời về môi trƣờng.

Trên thế giới, nƣớc bao phủ tới 71% diện tích của trái đất, trong đó có 97% là nƣớc mặn, còn lại là nƣớc ngọt. Tuy nhiên, trong 3% lƣợng nƣớc ngọt có trên trái đất, có đến khoảng hơn ¾ lƣợng nƣớc mà con ngƣời không sử dụng đƣợc, có thể do nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa, chỉ có 0,5% lƣợng nƣớc ngọt hiện trong sông, suối, ao, hồ mà con ngƣời đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu trừ phần nƣớc bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nƣớc ngọt sạch mà con ngƣời có thể sử dụng đƣợc. Nƣớc giữ cho khí hậu tƣơng đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng.

Con ngƣời cũng đã và đang nhận thức đƣợc rằng nƣớc là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhƣng tuyệt nhiên không phải vô hạn, rất dễ cạn kiệt và ô nhiễm. Nguồn nƣớc ngày càng khan hiếm, nguyên nhân chính do con ngƣời tạo ra: gây ô nhiễm, sử dụng quá mức, quản lý yếu kém gây nên cạn kiệt nguồn tài nguyên nƣớc, tạo ra những mâu thuẫn và tranh chấp, đồng thời biến đổi khí hậu còn góp phần làm gia tăng thêm những mối lo về cạn kiệt nguồn nƣớc và gia tăng những thiên tai, hiểm họa do nƣớc gây ra.

Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nƣớc thì hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới thiếu nƣớc, dự tính đến năm 2025, con số này sẽ là 2/3 số quốc gia. Châu Á có 1/3 số dân không có nƣớc sạch. Nhân loại 6 tỷ ngƣời đang sử dụng 70-80% nƣớc cho lƣơng thực, hiện tại dân số đã là 7 tỷ và vào giữa thế kỉ 21 sẽ là 8-9 tỷ ngƣời,nƣớc cung cấp cho sản xuất lƣơng thực cho số ngƣời gia tăng sẽ vô cùng lớn so với hiện tại. Thiếu nƣớc sạch gây ra

nhiều hiểm họa cho con ngƣời, 5 triệu ngƣời chết hàng năm do các bệnh lây qua đƣờng nƣớc, trong đó chủ yếu là trẻ em.

Mối lo về nƣớc không phải chỉ của riêng một cá nhân, một quốc gia mà nó chính là vấn đề của toàn xã hội, nƣớc không chỉ liên quan đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia, nó còn ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sống của mỗi con ngƣời nếu nhƣ chúng ta không có nƣớc sạch để sử dụng, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nguồn thực phẩm cung cấp cho con ngƣời, ảnh hƣởng tới sức khỏe và chất lƣợng sống. Nƣớc có vai trò trung tâm trong việc đảm bảo cuộc sống, sức khỏe và sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội của các quốc gia.

Riêng đối với Việt Nam, nƣớc là nguồn tài nguyên không phong phú và chịu nhiều thách thức. Việt Nam có 2372 con sông có chiều dài trên 10km, nếu phân loại theo diện tích lƣu vực, có 13 con sông có diện tích lƣu vực trên 10.000 km2. Tổng lƣợng dòng chảy năm của Việt Nam khoảng 830- 840 tỷ m3/ năm, trong đó 63% chảy từ các quốc gia láng giềng nằm ở thƣợng nguồn các lƣu vực sông chảy vào Việt Nam. Lƣợng nƣớc sinh ra từ chính lãnh thổ chỉ chiếm 37% tổng lƣợng dòng chảy năm của đất nƣớc. Lƣợng nƣớc tính theo bình quân đầu ngƣời năm 2010 khoảng 9700 m3, cao hơn 2,4 lần so với Chấu Á (3970 m3) và 1,3 lần so với thế giới. Nếu chỉ tính nƣớc nội sinh, bình quân đầu ngƣời trên năm chỉ 3620 m3/ năm. Tài nguyên nƣớc dƣới đất (hay còn đƣợc gọi là tài nguyên nƣớc ngầm) phân bố một cách không đồng đều trong lãnh thổ.

Những con số trên cho chúng ta thấy Việt Nam không phải là quốc gia khan hiếm nƣớc nhƣng tài nguyên nƣớc của Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Tài nguyên nƣớc của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nguồn nƣớc từ bên ngoài biên giới quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc các hoạt động sử dụng, phát triển tài nguyên nƣớc trên các sông cùng chia sẻ với Việt

Nam từ các nƣớc láng giềng sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nƣớc của Việt Nam. Đây quả thực là một thách thức vô cùng lớn cho chúng ta. Nƣớc mặt phân bố không đồng đều về cả không gian và thời gian. Ngoài ra, nguồn nƣớc của Việt Nam còn đang phải đối mặt với nhiều thách thức có nguyên nhân nội tại mà chúng ta nhận thấy rõ rệt trong những năm gần đây nhƣ gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ…Tài nguyên nƣớc bị suy giảm và cạn kiệt, nguồn nƣớc ô nhiễm từ nƣớc thải công nghiệp, làng nghề, nƣớc thải sinh hoạt không qua xử lý và hoạt động nông nghiệp đổ vào các dòng sông và nguồn nƣớc dƣới lòng đất đang là nguyên nhân chính làm suy giảm nhanh chóng số lƣợng nƣớc có thể sử dụng đƣợc.

Chính vì xác định đƣợc tầm quan trọng và cần thiết của tài nguyên nƣớc đối với cuộc sống xã hội mà luật tài nguyên nƣớc đã đƣợc ban hành. Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998 và Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012 đã xây dựng đƣợc hành lang pháp lý trong việc quản lý nguồn nƣớc, tổ chức và điều phối hoạt động quản lý tài nguyên nƣớc; phòng, chống ô nhiễm suy thoái, cạn kiệt và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc lƣu vực sông, trách nhiệm, thẩm quyền quản lý Nhà nƣớc về lƣu vực sông, sử dụng hợp lý nguồn nƣớc.

Sau 12 năm thi hành, nhiều quy định của Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998 đã đƣợc triển khai vào thực tế và đạt đƣợc những kết quả khả quan, đặc biệt là khai thác, sử dụng tốt hơn các nguồn nƣớc để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Công tác quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc có nhiều tiến bộ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc bổ sung, hoàn thiện, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc đƣợc tăng cƣờng hơn, công tác cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc và hành nghề khoan nƣớc dƣới đất cũng đƣợc triển khai đồng bộ ở cả trung

ƣơng và địa phƣơng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thực tế thi hành Luật Tài nguyên nƣớc năm1998 cho thấy còn tồn tại những bất cập trong quá trình thực hiện nhƣ: nhiều quy định của Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998 đã không phù hợp với thực tế, gây khó khăn, bất cập, một số quan hệ mới trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra phát sinh trong thực tiễn cần đƣợc bổ sung, nhiều quy định đã đƣợc kiểm nghiệm qua thực tiễn nhƣng mới chỉ đƣợc thể hiện trong các văn bản dƣới luật nên tính pháp lý còn thấp, thiếu công cụ, biện pháp kinh tế, tài chính để tăng cƣờng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc nên tình trạng khai thác, sử dụng còn lãng phí, thiếu hiệu quả và không bền vững.

Từ tháng 3 năm 2008, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng đã thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập dự án luật Tài nguyên nƣớc với đại diện của 12 bộ, ngành và cơ quan liên quan cũng nhƣ một số chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc để tổ chức thực hiện dự án luật. Sau khi lấy ý kiến góp ý của 21 bộ, cơ quan ngang bộ, 63 tỉnh thành phố và các cơ quan thông qua hội thảo, luật tài nguyên nƣớc đã đƣợc Hội đồng thẩm định của Bộ Tƣ pháp thông qua thống nhất trình Chính phủ. Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012 đƣợc Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, đã bổ sung nhiều quy định, điều khoản mới tập trung cho việc quản lý, bảo vệ và giữ gìn nguồn nƣớc. Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012 gồm có 10 Chƣơng, 79 Điều và thay thế Luật Tàinguyên nƣớc số 08/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998. Luật quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra thuộc lãnh thổ Việt Nam. Nƣớc biển và nƣớc dƣới đất thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của

nƣớc ta, nƣớc khoáng, nƣớc nóng thiên nhiên đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật khác. Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012 có nhiều quy định mới, cơ bản khắc phục những tồn tại của Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998.

Về quy định chung, ngoài việc chỉnh sửa, điều chỉnh và bổ sung một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách về tài nguyên nƣớc nhằm coi tài nguyên nƣớc là tài sản của nhà nƣớc, thực hiện chủ trƣờng kinh tế hóa, khai thác, sử dụng nƣớc tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nƣớc theo lƣu vực sông kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính. Luật đã bổ sung quy định nhiều vấn đề chung khác nhƣ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nƣớc, lấy ý kiến của cộng đồng dân cƣ và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả thải vào các nguồn nƣớc, danh mục lƣu vực sông

Về điều tra cơ bản, chiến lƣợc, quy hoạch tài nguyên nƣớc. Đây là chƣơng mới trong luật bao gồm những quy định nhằm tăng cƣờng công tác điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc và quản lý tài nguyên nƣớc theo chiến lƣợc, quy hoạch, gồm các quy định về: Trách nhiệm của Nhà nƣớc trong điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc, các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc, chiến lƣợc tài nguyên nƣớc, quy hoạch tài nguyên nƣớc, nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tài nguyên nƣớc, nội dung của các loại quy hoạch tài nguyên nƣớc chung của cả nƣớc, quy hoạch tài nguyên nƣớc lƣu vực sông liên tỉnh, nguồn nƣớc liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nƣớc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.

Về bảo vệ tài nguyên nƣớc, luật bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nƣớc, các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc, giám sát tài nguyên nƣớc, bảo vệ và phát

triển nguồn thủy sinh, hành lang bảo vệ nguồn nƣớc, bảo đảm sự lƣu thông dòng chảy…nhằm tăng cƣờng các biện phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nƣớc và bảo vệ các dòng sông. Đồng thời, luật cũng đã chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung quy định về bảo vệ nƣớc dƣới đất, bảo vệ nguồn nƣớc sinh hoạt, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc và quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đƣợc cấp phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc nhằm tăng cƣờng biện pháp bảo vệ nƣớc dƣới đất và quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc…

Về khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc. luật đã bổ sung các quy định về tiết kiệm nƣớc nhằm thực hiện chủ trƣơng chống lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, các quy định về nƣớc lƣu vực sông, điều hòa, phân phối tài nguyên nƣớc, thăm dò, khai thác nƣớc dƣới đất và các quy định khai thác, sử dụng nƣớc cho sinh hoạt. Đồng thời, Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012 đã bổ sung các biện pháp để quản lý cho quy hoạch, xây dựng và khai thác sử dụng nƣớc của hồ chứa nƣớc nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả tài nguyên nƣớc. Về phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra, luật chỉ tập trung điều chỉnh phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại của nƣớc do hoạt động liên quan khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc của con ngƣời gây ra nhƣ phòng chống hạn hán, lũ lụt, ngập úng nhân tạo, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, lở bờ, bãi sông. Còn việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của lũ lụt và nƣớc biển dâng, các tác hại khác của nƣớc do thiên tai gây ra đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều, phòng chống lụt bão và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về tài chính tài nguyên nƣớc, đây cũng là một chƣơng mới trong Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012, trong đó quy định một số trƣờng hợp khai thác tài nguyên nƣớc phải nộp tiền cho Nhà nƣớc nhƣ: thủy điện, kinh doanh, dịch vụ,

sản xuất phi nông nghiệp và khai thác nƣớc dƣới đất. Những quy định này nhằm coi nƣớc là tài sản của nhà nƣớc, bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc với tƣ cách đại diện chủ sở hữu tài nguyên nƣớc, nâng cao ý thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng nƣớc tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm sự công bằng.

Về trách nhiệm quản lý tài nguyên nƣớc. Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012 đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, các bộ, ngành và của chính quyền địa phƣơng các cấp bổ sung quy định về việc điều phối, giám sát lƣu vực sông nhằm tăng cƣờng trách nhiệm phối hợp trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc và phòng, chống tác hại do nƣớc gây ra, bảo đảm tính hệ thống, thống nhất của tài nguyên nƣớc trên lƣu vực sông và huy động sự tham gia của các bộ, ngành, địa phƣơng liên quan trong việc giải quyết những vấn đề tài nguyên nƣớc trong khuôn khổ lƣu vực sông.

Nhƣ vậy, với những sửa đổi bổ sung từ Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998 thì Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012 đã có những thay đổi phù hợp với tình hình hiện tại, xuất phát từ nhận thức tài nguyên nƣớc là một trong những yếu tố quan trọng, không chỉ quyết định tới quyền căn bản của con ngƣời mà còn ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền con ngƣời về môi trƣờng, với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn nhân loại. Mỗi cá nhân cũng nhƣ các cơ quan chức năng cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình để bảo vệ nguồn nƣớc, sử dụng tiết kiệm và đảm bảo hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trƣờng nƣớc nói riêng và bảo vệ môi trƣờng sống nói chung, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)