Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật sử dụng năng lƣợngtiết kiệm và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 82 - 86)

3.2 .Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014

3.5.Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật sử dụng năng lƣợngtiết kiệm và

tiết kiệm và hiệu quả năm 2010.

Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 với 12 Chƣơng và 48 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2010. Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 quy định về việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, chính sách,

biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo Khoản 1, Điều 3, Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 thì năng lƣợng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu đƣợc trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lƣợng không tái tạo và tái tạo. Qua đó có thể thấy, năng lƣợng có ảnh hƣởng một cách trực tiếp tới vấn đề môi trƣờng, từ đó có sự tác động hoặc tích cực, hoặc tiêu cực đến chất lƣợng cuộc sống của mỗi con ngƣời, ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời về môi trƣờng nói riêng. Chính vì vậy mà việc sử dụng năng lƣợng hợp lý góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng của quốc gia.

Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đã đƣa ra những quy định chặt chẽ xung quanh các vấn đề về năng lƣợng nhƣ vấn đề sử dụng năng lƣợngtiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong chiếu sáng công cộng, trong giao thông vận tải, trong sản xuất nông nghiệp, trong hoạt động dịch vụ và hộ gia đình, trong dự án đầu tƣ, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, quản lý việc sử dụng năng lƣợng của cơ sở sử dụng năng lƣợng trọng điểm, quản lý phƣơng tiện, thiết bị sử dụng năng lƣợng, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, đề cập đến trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Từ đó có thể thấy đƣợc, luật đã quy định đến những vấn đề căn bản nhất liên quan đến vấn đề hiệu quả và tiết kiệm đối với nguồn năng lƣợng.

Ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn năng lƣợng đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Các quốc gia phải xây dựng cho mình một chƣơng trình phát triển năng lƣợng mà trọng tâm là hƣớng đến nguồn

năng lƣợng sạch và sử dụng năng lƣợng một cách tiết kiệm, hiệu quả. Việt Nam cũng là một nƣớc đặt bảo vệ môi trƣờng lên mức quan tâm hàng đầu. Suy cho cùng, việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lƣợng, mục đích chính nhẳm bảo vệ môi trƣờng và góp phần phát triển bền vững.

Nhân loại đang đứng trƣớc hàng loạt nguy cơ mà nguyên nhân của nó chính là vấn đề khai thác, sử dụng năng lƣợng. Năng lƣợng truyền thống (hóa thạch) đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trƣờng và sự nóng lên của khí hậu trái đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lƣợng… Cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế đặt ra cho chúng ta dấu hỏi trong việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả - một thách thức lớn không chỉ với Việt Nam mà còn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, mặc dù Nhà nƣớc đã có nhiều biện pháp quản lý và đi kèm các chế tài xử phạt, nhƣng xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc sử dụng năng lƣợng của doanh nghiệp và ngƣời dân chƣa thực sự hiệu quả, còn nhiều lãng phí và thiếu sót. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề năng lƣợng đối với phát triền bền vững, các quốc gia đã xây dựng cho mình một chƣơng trình phát triển năng lƣợng, trọng tâm hƣớng đến nguồn năng lƣợng sạch và sử dụng năng lƣợng một cách tiết kiệm, hiệu quả. Nhà nƣớc ta càng ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Đây thực sự vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi cũng là trách nhiệm đối với ngƣời dân và cộng đồng.

Cùng với các quốc gia trên thế giới, vấn đề sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đã đƣợc Nhà nƣớc ta chú trọng, có nhiều văn bản đƣợc ban hành trƣớc khi Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 ra đời. Ngày 3 tháng 9 năm 2003, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 102/2003/ NĐ-CP về

sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Ngày 14 tháng 4 năm 2006, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 79/2006/QĐ-TTG phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, và tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 đã thông qua Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.Ở phạm vi quốc tế, Việt Nam cũng tham gia kí kết Nghị định thƣ Kyoto vào ngày 25 tháng 9 năm 2002, đến tháng 12 năm 2004 Việt Nam đã hoàn thành hƣớng dẫn việc triển khai cơ chế phát triển sạch.

Năng lƣợng giữ vai trò trọng yếu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, việc tiêu thụ năng lƣợng cũng là nguồn nguy hại cho môi trƣờng sống. Do đó, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lƣợng là góp phần bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, hƣớng tới phát triển bền vững là mục tiêu sống còn của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đã trở thành xƣơng sống cho toàn bộ hoạt động tiết kiệm năng lƣợng tại Việt Nam, sau khi đi vào hoạt động, luật đã thể hiện rõ nét những kết quả thiết thực, điển hình là chƣơng trình xã hội hóa “tiết kiệm điện”. Hiện nay, hầu hết các địa phƣơng trên cả nƣớc đã có bộ phận chuyên trách về tiết kiệm năng lƣợng. Các hoạt động tiết kiệm năng lƣợng thời gian qua đƣợc tập trung vào các mục tiêu chính nhƣ nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và ngƣời sử dụng năng lƣợng. Đã có rất nhiều các hoạt động tuyên truyền nổi bật nhằm nâng cao ý thức của ngƣời dân nhƣ giờ trái đất, tổ chức giải báo chí viết về tiết kiệm năng lƣợng, chƣơng trình thi đua “Hộ gia đình tiết kiệm năng lƣợng”, cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lƣợng” và “Tiết kiệm năng lƣợng trong công nghiệp và toà nhà”…

Lộ trình dán nhãn cho các sản phẩm tiêu thụ năng lƣợng cũng đã thúc đẩy thị trƣờng hàng hóa tiết kiệm điện. Từ năm 2010, hoạt động này bắt đầu triển khai thí điểm cho các sản phẩm đèn chiếu sáng. Tuy nhiên, theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 các sản phẩm thuộc nhóm thiết bị gia dụng cũng bắt buộc phải dán nhãn năng lƣợng và từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 không đƣợc phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có hiệu suất năng lƣợng thấp hơn mức hiệu suất năng lƣợng tối thiểu. Cũng từ ngày 1 tháng 7 năm 2013, hoạt động dán nhãn năng lƣợng chính thức trở thành điều kiện bắt buộc với một số thiết bị tiêu thụ điện thuộc nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp. Chính vì vậy nhãn năng lƣợng đƣợc ví nhƣ giấy thông hành cho sản phẩm tiêu thụ điện, nhằm tiết kiệm điện một cách hiệu quả nhất. Tính đến năm 2013, sau gần 3 năm triển khai thì luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đƣợc thực hiện qua các nhiệm vụ, đề án và dự án trong lĩnh vực tiết kiệm điện do Bộ Công Thƣơng triển khai đều đạt hiệu quả cao, góp phần giảm chi phí năng lƣợng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Với việc tuyên truyền rộng rãi, tăng cƣờng tƣ vấn để ngƣời dân và doanh nghiệp có ý thức và nắm vững các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng đã đƣa luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đi vào cuộc sống hàng ngày của từng ngƣời dân trong xã hội, góp phần bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng đƣợc thực thi một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 82 - 86)