1 .Tính cấp thiết của đề tài
2.1 .Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong các văn kiện quốc tế
2.1.5. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Chƣơng trình Nghị sự 21
Chƣơng trình Nghị sự 21 đƣợc thông qua cũng trong Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về môi trƣờng và phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brasil. Đây đƣợc coi nhƣ kim chỉ nam trong con đƣờng phát triển bền vững trên toàn thế giới.
Chƣơng trình Nghị sự 21 đã thiết lập sơ đồ cho sự phát triển bền vững. Xã hội hiện nay đòi hỏi cần có sự phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trƣờng, điều đó dựa trên cơ sở trách nhiệm của mỗi quốc gia và gắn kết bằng sự hợp tác quốc tế.
-Giảm các mẫu hình tiêu thụ lãng phí và không hiệu quả, khích lệ sự phát triển gia tăng nhƣng bền vững ở những nơi khác.
-Đạt sự cân bằng bền vững giữa tiêu thụ, dân số và khả năng duy trì cuộc sống
- Chống lại sự suy thoái về đất, không khí và nƣớc, bảo vệ rừng và tính đa dạng của các loài động vật.
- Loại trừ tận gốc sự nghèo đói, tạo cho ngƣời nghèo có nhiều cơ hội trong việc sử dụng nguồn tài nguyên trên cơ sở bền vững.
Với bốn kế hoạch hành động chủ yếu nhƣ: + Sử dụng hợp lý tài nguyên và tính bền vững + Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững + Phƣơng thức tiêu thụ trong phát triển bền vững
+ Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển bền vững
Các vấn đề về dân số, tiêu thụ và công nghệ là những yếu tố đầu tiên dẫn đến sự biến đổi về môi trƣờng. Chính vì vậy, để đảm bảo vấn đề phát triển bền vững, chính là để đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng đòi hỏi cần có những kế hoạch hành động cụ thể và đƣa ra những yêu cầu rõ ràng. Tất cả mọi ngƣời đều phải có vai trò trong việc bảo vệ môi trƣờng, thúc đẩy phát triển bền vững bao gồm: các Chính phủ, các nhà kinh doanh, các hiệp hội thƣơng mại, các nhà khoa học, các nhà giáo, ngƣời dân bản xứ, phụ nữ, thanh niên và trẻ em, trong đó phần lớn trách nhiệm thuộc về Chính phủ. Chính phủ cần phải cộng tác trên tinh thần bằng hữu rộng rãi với các tổ chức quốc tế, với các tổ chức kinh doanh, với chính quyền từ cấp khu vực, quốc gia, tỉnh cho đến địa phƣơng, với các nhóm phi chính phủ và các công dân khác. Bên cạnh đó, Chƣơng trình Nghị sự 21 còn kêu gọi Chính phủ và các nhà lập pháp xây dựng thủ tục hành chính để khắc
phục những quy định pháp lý chƣa chặt chẽ đối với các hành động gây thiệt hại đến môi trƣờng mà có thể trái pháp luật, để khắc phục, đền bù thiệt hại về môi trƣờng do các hành động vi phạm đó gây ra. Ngoài ra, chƣơng trình này còn khuyến khích Chính phủ xây dựng các cơ chế trao đổi trực tiếp thông tin giữa Chính phủ và công chúng về vấn đề môi trƣờng. Đánh giá tác động môi trƣờng là một cơ chế tiềm năng để ngƣời dân tham gia, góp phần đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng đƣợc thực hiện.
Yêu cầu còn đặt ra với các quốc gia phát triển cần có nghĩa vụ và trách nhiệm hơn nữa trong việc bảo vệ môi trƣờng đối với các quốc gia đang phát triển nhƣ các vấn đề về tài chính, chuyên môn, năng lực…Ngƣời gây ô nhiễm phải gánh chịu mọi chi phí ô nhiễm và đánh giá môi trƣờng phải đƣợc tiến hành trƣớc khi khởi đầu các dự án có khả năng gây ra các tác động xấu đến môi trƣờng, đây cũng là một bƣớc tiến mới nhằm góp phần bảo vệ môi trƣờng một cách chủ động và văn minh.
Chƣơng trình Nghị sự 21 đã tạo ra một bƣớc tiến mới của Luật môi trƣờng quốc tế nói chung và quyền con ngƣời về môi trƣờng nói riêng, những nguyên tắc mới, những khái niệm mới nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển một cách bền vững, đó cũng chính là sự đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng. Bên cạnh việc bảo vệ cũng đã đƣa ra các công cụ góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng. Đây thực sự đƣợc đánh giá là một bƣớc tiến lớn trong việc bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng.