Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Công ƣớc quốc tế về các quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 52 - 54)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.1 .Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong các văn kiện quốc tế

2.1.2. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Công ƣớc quốc tế về các quyền

quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966

Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là một công ƣớc quốc tế đƣợc Đại hội đồng Liên hợp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 3 tháng 1 năm 1976. Các quốc gia tham gia công ƣớc phải cam kết trao các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa cho các cá nhân bao gồm quyền công đoàn và quyền chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục và quyền đƣợc đảm bảo mức sống phù hợp. Tính tới ngày 15 tháng 12 năm 2008 đã có 160 quốc gia tham gia và 69 nƣớc đã kí, thêm 6 nƣớc khác đã kí nhƣng chƣa thông qua.

Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là một phần của Bộ luật nhân quyền quốc tế cùng với Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948. Công ƣớc này đƣợc đặt dƣới sự giám sát của Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội và

văn hóa. Việt Nam là nƣớc phê chuẩn công ƣớc này vào ngày 24 tháng 9 năm 1982.

Công ƣớc này cũng đã thể hiện nội dung các quyền có mối quan hệ chặt chẽ với quyền con ngƣời về môi trƣờng. Công ƣớc bao gồm nhiều quyền khác nhau, trong đó điển hình là quyền có đất đai để sản xuất, quyền có một môi trƣờng làm việc phù hợp, quyền có điều kiện sống tử tế và quyền đƣợc khỏe mạnh. Mặc dù công ƣớc chƣa đề cập đến vấn đề quyền con ngƣời về môi trƣờng một cách trực tiếp, bởi trong thời kì này, vấn đề môi trƣờng chƣa phải là vấn đề hàng đầu cần quan tâm, chúng ta vẫn đang chú trọng vào vấn đề khai thác nhằm đảm bảo các quyền trƣớc mắt chứ chƣa phát sinh những yếu tố quan tâm lâu dài nhƣ vấn đề môi trƣờng. Tuy nhiên, với các quyền đƣợc quy định ở công ƣớc này cũng cho chúng ta thấy đƣợc sự thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, môi trƣờng và đảm bảo quyền con ngƣời.

Cũng giống nhƣ Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948, công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 đã chú trọng tới các quyền cụ thể liên quan trực tiếp và là tiền đề vững chắc cho quyền con ngƣời về môi trƣờng sau này. Các quyền nhƣ: quyền có đất đai để sản xuất, quyền có một môi trƣờng làm việc phù hợp, quyền có điều kiện sống tử tế và quyền đƣợc khỏe mạnh đều là những vấn đề nằm trong quyền con ngƣời về môi trƣờng mà chúng ta quan tâm sau này. Con ngƣời phải có đất để sản xuất thì mới có thực phẩm, mới đảm bảo đƣợc sự sống trƣớc mắt, đảm bảo sự phát triển của trí tuệ và thể lực. Con ngƣời phải có một môi trƣờng làm việc phù hợp thì mới sáng tạo ra những ý tƣởng tốt phục vụ cho đời sống xã hội, những công trình khoa học mang tầm vóc thế kỉ. Con ngƣời phải có điều kiện sống tử tế thì chất lƣợng cuộc sống mới đƣợc đảm bảo, con ngƣời mới thực sự đƣợc sống đúng nghĩa của nó. Và để

đạt đƣợc những điều đó đòi hỏi và yêu cầu Nhà nƣớc cần có những biện pháp để cải thiện các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời về môi trƣờng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 52 - 54)