.Mối quan hệ giữa Quyền con ngƣời với Môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 30 - 37)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.1.3 .Mối quan hệ giữa Quyền con ngƣời với Môi trƣờng

Có thể thấy rằng, Quyền con ngƣời với môi trƣờng có một mối liên hệ đặc biệt chặt chẽ, và có sự tác động qua lại lẫn nhau.

Trƣớc hết, môi trƣờng chính là những yếu tố giúp con ngƣời có thể duy trì sự sống nhƣ: không khí để thở, nƣớc để uống…Bên cạnh đó, môi trƣờng còn cung cấp protein, khoáng chất, đồng thời đây cũng chính là nơi tiếp nhận các sản

phẩm từ quá trình trao đổi chất trực tiếp của con ngƣời. Môi trƣờng tự nhiên là nơi quy định cách thức tồn tại và phát triển.

Môi trƣờng chính là sự khởi đầu của mọi nguồn cảm hứng vô tận của con ngƣời, là nguồn thông tin, là cảm hứng cho những sáng tác nghệ thuật, là đối tƣợng của hoạt động nghiên cứu và thẩm mỹ của con ngƣời. Ủy ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp Quốc đã nhận xét: “Môi trường sinh lý cung cấp hàng hóa,

các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái – tiếp nhận các chất thải từ các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của con người, đồng thời đem lại sự sáng tạo cái đẹp cho loài người” [28,tr.13]

Môi trƣờng còn là nơi cung cấp các nguồn lực để con ngƣời thực hiện các hoạt động sản xuất phục vụ cho đời sống xã hội, duy trì sự sống nhƣ tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, năng lƣợng và đồng thời môi trƣờng cũng chính là nơi tiếp nhận các chất phế thải, từ sự phát triển kinh tế, rác thải công nghiệp hay chính rác thải do hoạt động sinh hoạt của con ngƣời.

Con ngƣời - đây chính là chủ thể chính của môi trƣờng sống. Con ngƣời tồn tại trong môi trƣờng tự nhiên, sử dụng, khai thác và tác động đến môi trƣờng. Con ngƣời tạo dựng môi trƣờng sống cho mình từ chính môi trƣờng tự nhiên, và tác động vào môi trƣờng tự nhiên theo cả hƣớng tích cực và tiêu cực.

Sự tác động theo hƣớng tích cực ở đây đƣợc thể hiện qua việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng nhằm phục vụ cuộc sống của chính mình. Con ngƣời sử dụng môi trƣờng tự nhiên để tạo ra nguồn lƣơng thực thực phẩm nhằm duy trì và nâng cao cuộc sống. Hơn nữa, con ngƣời bằng những nghiên cứu và phát minh khoa học còn chế ngự thiên tai, cải tạo chinh phục tự nhiên để hình thành nên những môi trƣờng sống lý tƣởng, khai hoang, xây dựng các cơ sở vật chất, khu vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Tuy nhiên, chính

việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng tự nhiên đã bị ảnh hƣởng một cách nghiêm trọng. Nó có thể do tác hại của các chất thải công nghiệp chƣa qua xử lý nhằm tiết kiệm cái lợi trƣớc mắt cho một nhóm đối tƣợng, nó có thể do sự khai thác quá mức cho phép, khai thác chui làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu…khiến cho môi trƣờng tự nhiên bị tàn phá, con ngƣời có nguy cơ phải sống trong thiên tai, dịch họa, ô nhiễm môi trƣờng khi “bà mẹ thiên nhiên” giận dữ. Đây chính là mối quan hệ hai chiều giữa con ngƣời và tự nhiên. Nếu nhƣ chúng ta không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không thức tỉnh và sớm nhận ra hậu quả nghiêm trọng của vấn đề thì con ngƣời – chính chúng ta, hoặc có thể là con cháu chúng ta, những thế hệ tƣơng lai sẽ phải gánh chịu hậu quả này. Làm sao để phát triển bền vững, để môi trƣờng đƣợc trong lành, để con ngƣời đƣợc đảm bảo chất lƣợng cuộc sống và không phải đứng trƣớc nỗi lo thiên tai dịch bệnh, làm sao để phát triển bền vững? Đó chính là lý do mà quyền về môi trƣờng đang ngày càng đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm một cách đúng mức.

Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng quốc tế về mối liên hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng đã đƣợc mở rộng và đƣợc đặt ở vị trí hàng đầu khi mà bảo vệ môi trƣờng trở thành vấn đề quan tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Khoảng hai thập kỉ sau khi quyền con ngƣời xuất hiện trên chƣơng trình nghị sự quốc tế, cộng đồng quốc tế đã thông qua đáng kể các công cụ pháp lý, thành lập các cơ quan chuyên ngành toàn cầu và cấp khu vực để xây dựng công cụ, kiểm soát và thúc đẩy việc thực hiện quyền con ngƣời với môi trƣờng.

Mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng tồn tại theo ba cách hiểu:

Thứ nhất, đó chính là bảo vệ môi trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời có cùng giá trị xã hội với đảm bảo quyền con ngƣời.

Thứ hai, đó là đảm bảo quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng dựa trên giá trị xã hội khác nhau.

Thứ ba, đó là đảm bảo quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng là đại diện cho hai hƣớng khác nhau nhƣng chồng lấn các giá trị xã hội. Một mặt, các giá trị xã hội của bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo quyền con ngƣời có thể hỗ trợ lẫn nhau, nơi mà các giá trị môi trƣờng cũng là giá trị hƣớng tới bảo vệ nhu cầu con ngƣời. Mặt khác, mặc dù quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng tìm cách đạt đƣợc chất lƣợng bền vững cao nhất cho đời sống của con ngƣời thì mục tiêu của chúng có thể khác nhau.

Quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng phụ thuộc lẫn nhau, bổ sung và không chia cắt. Thật vậy, trong cuộc sống hiện tại, đối với quyền con ngƣời, vấn đề khẩn cấp của sự sống quan trọng hơn an ninh sinh thái lâu dài, hay nói cách khác, mọi ngƣời luôn dành ƣu tiên cho những nhu cầu căn bản trƣớc mắt nhƣ thực phẩm, nƣớc uống mà chƣa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề dài hạn, nhằm đảm bảo chính các quyền con ngƣời đã đƣợc quy định, đó chính là vấn đề môi trƣờng.

Từ đó có thể thấy mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng chính là mối quan hệ hai chiều, có sự tác động qua lại và ảnh hƣởng trực tiếp đến nhau. Ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng thƣờng dẫn đến vấn đề vi phạm quyền con ngƣời, nhƣng ngƣợc lại, nghèo đói hay thất bại trong việc thực hiện quyền con ngƣời cũng làm môi trƣờng trở nên căng thẳng. Trong nhiều trƣờng hợp, các quyết định pháp luật còn công nhận việc vi phạm quyền con ngƣời cơ bản nhƣ nguyên nhân hoặc kết quả của suy thoái môi trƣờng. Sự phát triển

không bền vững của môi trƣờng cũng chính là nguyên nhân gây ra sự vi phạm quyền con ngƣời. Chính vì vậy mà chúng ta cần thúc đẩy và tăng cƣờng mối quan hệ mật thiết giữa thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời với bảo vệ, phục hồi và phát triển môi trƣờng để quyền con ngƣời nói riêng và quyền về môi trƣờng đƣợc đảm bảo phát triển bền vững.

Có thế thấy, cùng với dòng chảy của thời đại, cộng đồng quốc tế cũng đã có những chuyển biến tích cực và thấy đƣợc mối liên hệ chặt chẽ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng:

Thứ nhất, bảo vệ môi trƣờng chính là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo con ngƣời đƣợc hƣởng các quyền căn bản của mình. Giả thiết rằng nếu nhƣ môi trƣờng bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, nguồn nƣớc, đa dạng sinh học biến đổi liệu con ngƣời có đƣợc đảm bảo các quyền căn bản? Thậm chí nếu nhƣ vấn đề xảy ra nặng nề còn đƣa con ngƣời đứng trƣớc nguy cơ sống còn giữa sự sống và cái chết. Chính vì vậy mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của quyền về môi trƣờng.

Thứ hai, cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện quyền con ngƣời. Đây là yếu tố cần và đủ để đảm bảo quyền về môi trƣờng đƣợc thực hiện đầy đủ nhất. Bởi quyền con ngƣời và môi trƣờng có mối quan hệ qua lại khăng khít, khi mục đích bảo vệ sức khỏe con ngƣời và bình đẳng trong tiếp cận môi trƣờng cũng nhƣ nguồn lực phát triển đƣợc đảm bảo, tôn trọng một số quyền con ngƣời nhƣ quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia quyết định và tiếp cận tƣ pháp trong các vấn đề môi trƣờng là yếu tố vô cùng cần thiết để bảo vệ môi trƣờng.

Thứ ba, chúng ta có thể thấy quyền đƣợc hƣởng một môi trƣờng an toàn, lành mạnh và cân bằng sinh thái là một quyền độc lập trong quyền con ngƣời. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong Hiến pháp, hệ thống các văn bản pháp luật

môi trƣờng ở cấp độ quốc gia, công ƣớc khu vực hay trong các tuyên bố của Liên hợp Quốc về quyền của ngƣời dân bản địa. Nội dung của các quyền con ngƣời với môi trƣờng tập trung làm rõ sự liên kết giữa bảo vệ môi trƣờng và mục tiêu kinh tế cũng nhƣ sức khỏe của con ngƣời.

Quyền con ngƣời và môi trƣờng còn cho thấy mối liên hệ mật thiết khi các nhà khoa học, các nhà hoạch định cũng nhƣ thực thi pháp luật thể hiện quan điểm và nhận thức của mình trong việc đảm bảo quyền con ngƣời với môi trƣờng cũng chính là mục tiêu phát triển bền vững của toàn xã hội.

Từ những phân tích về mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng có thể đƣa ra khái niệm tổng quát nhƣ sau: Quyền con ngƣời về môi trƣờng là quyền căn bản, đƣợc đặt trong mối quan hệ tổng hòa mà độc lập với quyền con ngƣời. Quyền con ngƣời về môi trƣờng là sự tổng hòa các lợi ích, nhu cầu của con ngƣời đối với các yếu tố cấu thành môi trƣờng, nhằm đảm bảo chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời nhƣng vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tƣơng lai, đƣợc quy định trong pháp luật quốc gia và các công ƣớc quốc tế.

Quyền con ngƣời có mối quan hệ chặt chẽ với môi trƣờng thì quyền con ngƣời và quyền về môi trƣờng cũng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quyền con ngƣời là quyền của toàn nhân loại.Khái niệm quyền con ngƣời là một trong những khái niệm mang tính phổ quát, tuy nhiên sự hiểu biết về quyền con ngƣời có thể khác nhau theo từng khu vực và từng nền văn hóa. Còn quyền về môi trƣờng là quyền thuộc về tất cả mọi ngƣời trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, giới, nơi sinh hay địa vị xã hội. Quyền về môi trƣờng còn có sự liên kết chặt chẽ với quyền con ngƣời khi nó thỏa mãn tiêu chuẩn chung của quyền con ngƣời:

Thứ nhất, quyền con ngƣời là quyền của quan hệ chung giữa bản chất và nhân phẩm con ngƣời.Quyền có một môi trƣờng trong lành có ý nghĩa ở chỗ con ngƣời làm chủ đƣợc cuộc sống phù hợp với bản chất và nhân phẩm của họ, vì một môi trƣờng trong lành là yêu cầu căn bản để bảo vệ và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Ở đây, vấn đề môi trƣờng thể hiện rõ ràng ở sự suy thoái môi trƣờng thiên nhiên, đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng, lâu dài thậm chí tức thì tới cuộc sống của toàn nhân loại. Trƣớc mắt chúng ta, hiệu ứng nhà kính và suy giảm tầng ô zôn chính là hai thảm họa đe dọa môi trƣờng sống của con ngƣời. Nếu nhƣ không có các biện pháp giải quyết, khắc phục vấn đề thì rất có thể, những thành tựu về cơ sở vật chất, những thành tựu về khoa học sẽ trở về con số 0.

Thứ hai, để đảm bảo cho thế hệ tƣơng lai có một môi trƣờng sống chất lƣợng, đòi hỏi chúng ta cần có những biện pháp đảm bảo quyền về môi trƣờng. Nếu nhƣ môi trƣờng sống bị ô nhiễm, con ngƣời thậm chí còn không đảm bảo đƣợc các quyền căn bản nhƣ quyền đƣợc sống, hoặc sống nhƣng chất lƣợng không đƣợc nâng cao.

Xét về các khía cạnh, quyền về môi trƣờng có thể đƣợc xem nhƣ một khía cạnh quan trọng của quyền sống. Nếu nhƣ không có một môi trƣờng tốt thì con ngƣời sẽ không có một cuộc sống chất lƣợng theo đúng nghĩa của nó. Mà quyền sống lại chính là hạt nhân của quyền con ngƣời. Theo tính chất bắc cầu thì quyền về môi trƣờng một lần nữa lại có tác động qua lại mạnh mẽ với con ngƣời.

Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại thì quyền về môi trƣờng đƣợc xem nhƣ một quyền cơ bản của con ngƣời. Thậm chí là quyền bất khả xâm phạm. Nhìn từ góc độ mối quan hệ căn bản giữa môi trƣờng trong lành với sự tồn tại của con ngƣời, có thể khẳng định, quyền về môi trƣờng là một quyền không thể bị tƣớc bỏ vì nó ảnh hƣởng trực tiếp, thậm chí là dài lâu tới cuộc sống.

Cuộc sống của xã hội loài ngƣời sẽ không đƣợc đảm bảo đúng nghĩa nếu nhƣ môi trƣờng sống bị ô nhiễm và phá hủy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 30 - 37)