.Sự phát triển khái niệm Quyền về Môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 25 - 30)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.1.2 .Sự phát triển khái niệm Quyền về Môi trƣờng

Quyền về môi trƣờng đƣợc xuất phát từ chính thực tại xã hội, khi mà vấn đề môi trƣờng đang từng ngày từng giờ ảnh hƣởng tới đời sống và sự phát triển của loài ngƣời.

Theo giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con ngƣời của nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2009 thì khái niệm quyền về môi trƣờng đƣợc hiểu là “quyền được sống trong môi trường trong lành hay khi nói quyền về môi trường

là muốn đề cập đến quyền của mọi người trong thế hệ hiện tại và tương lai được sống trong môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe”.

Nếu nhƣ quyền con ngƣời đã đƣợc manh nha xuất hiện từ rất sớm thì quyền về môi trƣờng lại xuất hiện sau đó, khi mà vấn đề môi trƣờng trở thành mối quan ngại hàng đầu cho toàn xã hội. Mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng xuất hiện từ rất sớm, khi xuất hiện xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên trong thời kì sơ khai, con ngƣời cần khai thác thiên nhiên để phát triển, để duy trì sự sống và phục vụ cho chính những nhu cầu thiết yếu của xã hội loài ngƣời, để khẳng định sự “cai trị” của con ngƣời đối với thiên nhiên thì mối quan hệ này vẫn chƣa xảy ra xung đột. Cho đến khi môi trƣờng ô nhiễm, suy thoái và có sự ảnh hƣởng nặng nề tới toàn xã hội thì chúng ta mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, mới thấy rằng để đảm bảo các quyền con ngƣời căn bản thì cần phải có một môi trƣờng sống trong lành và chất lƣợng, để tài nguyên thiên nhiên còn có thể bền vững cho tƣơng lai con em chúng ta. Ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thiên nhiên không còn dừng lại là vấn đề của một cá nhân, một địa phƣơng, một quốc gia mà nó chính là vấn đề của toàn nhân loại. Chúng ta bắt đầu nhận thấy mối quan hệ hai chiều giữa sự phát triển của con ngƣời và môi trƣờng, để có thể phát triển bền vững, bên cạnh hành lang pháp lý chặt chẽ đƣa vấn đề quyền môi trƣờng vào trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia, các công ƣớc quốc tế có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu, còn do chính tinh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, cộng đồng.

Bƣớc sang thế kỉ XXI, chúng ta thấy rõ sự nổi giận của bà mẹ thiên nhiên, một loạt các thiên tai, thảm họa với tần xuất thƣờng xuyên trên khắp thế giới: sự tác động của biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, các thiên tai dịch bệnh…đủ cho chúng ta thấy các chất độc hại thải ra môi trƣờng từng ngày từng giờ đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính chúng ta. Vì vậy quyền về môi trƣờng cần đƣợc phát triển một cách mạnh mẽ phù hợp với xu thế thời đại, khi mà ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm không khí, ô nhiễm hệ sinh thái đang là những vấn đềgây ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống xã hội hiện tại và tƣơng lai. Có thể thấy rằng sự phát triển của quyền về môi trƣờng đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

Đầu tiên phải kể tới sự việc ở thế kỉ XIX diễn ra tại Châu Âu với vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng liên quan đến thực phẩm bị làm giả và nhiễm bẩn nguồn nƣớc. Điều này đã dẫn tới sự nhận thức sâu sắc và mang tới những hành động thực tế. Cuộc cải cách giữa thế kỉ XIX nhằm khắc phục các vấn đề nhƣ lao động trẻ em, nạn mại dâm, quyền sở hữu đất đai…bằng pháp luật. Tuy nhiên, cuộc cải cách này chỉ mới dừng lại ở phạm vi thu hẹp và giảm thiểu chứ chƣa thực sự giải quyết đƣợc vấn đề.

Sự kiện khá quan trọng đánh dấu một bƣớc chuyển mình mới, đó là vào năm 1948 khi Quốc Hội Anh thông qua đạo luật Y tế công cộng. Đây là một đạo luật tập trung vào các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nhƣ vấn đề nƣớc sạch, các yếu tố có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con ngƣời…Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm công nghiệp lại bị bỏ qua. Dƣờng nhƣ ở thời điểm này họ mới chỉ dừng lại ở sự quan tâm đến vấn đề môi trƣờng ở mức độ hạn chế, vấn đề quan tâm hàng đầu vẫn chính là tăng trƣởng kinh tế và lợi nhuận.

Vào đầu thế kỉ XX, rất nhiều các cuộc xung đột diễn ra xung quanh vấn đề môi trƣờng, điển hình là cuộc xung đột giữa Mĩ và Canada khi các chất ô nhiễm

không khí sinh ra từ các khu công nghiệp lớn của Hoa Kì tràn qua Canada gây nên các trận mƣa axit, làm hƣ hại rừng cây, ao hồ khiến cho nền kinh tế của Canada bị thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, hàng loạt các cuộc đụng độ về chính trị, về vấn đề tài nguyên môi trƣờng nhƣ các quốc gia có chung nguồn nƣớc hay ô nhiễm môi trƣờng xuyên biên giới. Vào năm 1909, Ủy ban Liên hiệp Quốc tế đƣợc thành lập trên cơ sở hiệp ƣớc về mặt nƣớc tại biên giới đƣợc kí kết giữa Hoa Kì và Canada nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc tại biên giới và dòng chảy qua biên giới. Cũng từ đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc xuyên biên giới đã trở thành vấn đề quan tâm của các quốc gia.

Sự phát triển về vấn đề quyền con ngƣời còn đƣợc thể hiện rất rõ vào giai đoạn giữa và cuối thể kỉ XX, vào những năm 1960, các vấn đề môi trƣờng đƣợc xếp vào hàng thứ yếu, hoặc nếu có thì các chính sách cũng chủ yếu mang tính chất cục bộ, nhỏ lẻ. Ô nhiễm môi trƣờng lúc này chủ yếu do một số nguyên nhân căn bản đó là do chất thải, nƣớc thải…Các vấn đề ô nhiễm khí quyển do sự phát triển của các khu công nghiệp, ô nhiễm nông nghiệp… đều hiếm khi đƣợc giải quyết. Bên cạnh đó, các chất độc hại có thể phá hủy môi trƣờng và gây nguy hại cho con ngƣời cũng là vấn đề căn bản trong thời gian này. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1970 đã có những thay đổi nhất định trong vấn đề nhận thức liên quan tới vấn đề môi trƣờng.

Hội nghị Liên hợp Quốc về Môi trƣờng và Con ngƣời năm 1972 tại Stockholm là một dấu mốc lịch sử quan trọng, đã khiến cho các quốc gia trên thế giới ban hành pháp luật nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng công nghiệp, từ đó ban hành một loạt các quy định yêu cầu doanh nghiệp xử lý các chất thải độc hại trƣớc khi xả ra môi trƣờng. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở kết quả khiêm tốn nhƣng bƣớc đầu đã làm giảm đáng kể phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trƣờng. Hội nghị

Stockhom cũng đã đƣa ra những thỏa thuận về một chƣơng trình hành động quốc tế, những lo ngại về sự suy yếu của môi trƣờng và ảnh hƣởng của nó tới con ngƣời cũng nhƣ vai trò, vị trí và quyền hạn của con ngƣời với môi trƣờng và đặc biệt là những vấn đềquan tâm hàng đầu hiện nay nhƣ ô nhiễm môi trƣờng sống, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…Đến năm 1979, Công ƣớc về ô nhiễm không khí dài hạn xuyên biên giới đã đƣợc thông qua. Đây đƣợc coi là một bƣớc tiến mới về quyền về môi trƣờng của thế giới.

Vào những năm 1980- 1992, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, tỉ lệ dân số tăng thì ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt từ các nƣớc đang phát triển cũng gia tăng và còn có nguy cơ lan sang cả các nƣớc lân cận. Đứng trƣớc tình hình đó đòi hỏi chúng ta cần có những phƣơng thức quản lý, những quy định pháp lý sao cho phù hợp với các vấn đề môi trƣờng phát sinh. Môi trƣờng ô nhiễm gây ảnh hƣởng rất lớn không chỉ đối với cuộc sống của một cá nhân mà còn ảnh hƣởng tới môi trƣờng và chất lƣợng sống của toàn xã hội, đe dọa tới sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Một lần nữa quyền về môi trƣờng lại đƣợc chú trọng khi chiến lƣợc Bảo vệ toàn cầu ra đời, nhằm cải thiện tình trạng môi trƣờng và chất lƣợng sống của con ngƣời bằng việc đƣa ra hai yêu cầu. Thứ nhất là củng cố nền đạo đức mới một cách sâu rộng vì sự sống bền vững, biến những nguyên lý thành hiện thực. Thứ hai là sự đảm bảo giữa bảo vệ và phát triển, nhằm tạo ra sự phát triển bền vững.

Chính những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển của ô nhiễm môi trƣờng đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh. Bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc, không khí…mà chúng ta đang từng ngày từng giờ sử dụng là một trong những vấn đề cấp bách của toàn xã hội, buộc các nhà chính trị, các nhà hoạch định, các chuyên gia pháp lý và mọi tầng lớp, giai cấp phải quan tâm và

đặt nó ở vị trí hàng đầu. Bởi bà mẹ thiên nhiên chính là nguồn sống từ thuở sơ khai, theo sát chúng ta trong những phát triển của lịch sử. Chính vì vậy không chỉ vì sự phát triển hay lợi ích của một nhóm ngƣời mà chúng ta dẫm đạp hay tàn phá lên thiên nhiên, làm ảnh hƣởng tới nguồn tài nguyên của thế hệ tƣơng lai. Từ những vấn đề cấp thiết đó, xuất phát từ thực tại xã hội mà quyền về môi trƣờng đã xuất hiện, nhằm đảm bảo các quyền con ngƣời khác đƣợc thực hiện một cách tốt nhất, đồng thời đây cũng chính là một quyền thích đáng và thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của loài ngƣời. Con ngƣời không thể có một cuộc sống chất lƣợng khi mà nguồn nƣớc và bầu không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt…và thế hệ tƣơng lai sẽ phải xoay sở ra sao với những vấn đề về môi trƣờng mà thế hệ trƣớc để lại.

Xét về tổng thể, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội thì quyền về môi trƣờng đã đƣợc manh nha về tƣ tƣởng từ rất sớm, tuy nhiên chỉ đến khi các vấn đề về môi trƣờng xuất hiện với tần suất mạnh và nhanh chóng, gây ra những hậu quả nguy hại thì con ngƣời mới bắt đầu chú ý tới mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên thay vì chế ngự nó. Quyền con ngƣời ra đời thực chất nhằm giúp cho con ngƣời có một môi trƣờng sống lành mạnh, để chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao và đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)