Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Tuyên bố Rio năm 1992

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 56 - 58)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.1 .Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong các văn kiện quốc tế

2.1.4. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Tuyên bố Rio năm 1992

Có thể nói, Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về môi trƣờng và phát triển bền vững năm 1992 đƣợc đặt trong một bối cảnh đặc biệt khi mà một loạt các sự kiện làm suy thoái môi trƣờng thế giới diễn ra, đó là vụ nổ hóa chất gây phát tán chất độc màu da cam ở Seveso ngoại ô Milan năm 1976, sự kiện nhà máy năng lƣợng hạt nhân đảo Three Mile dò gỉ hóa chất lỏng, gây thẩm thấu cục bộ năm 1979. Hay thảm họa nổ nhà máy điện nguyên tử ở Ukraina năm 1986 làm 31 ngƣời tử vong tại chỗ và vụ tràn hóa chất Sandoz trên sông ở Thụy Sỹ năm 1989…Cũng chính trong năm 1989, Đại hội đồng Liên hợp Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi tổ chức một hội nghị nhằm tạo cơ sở cho cuộc sống bền vững trên trái đất và ngăn chặn sự suy thoái môi trƣờng. Đó cũng chính là một hành động góp phần

đảm bảo các quyền con ngƣời căn bản nói chung và quyền con ngƣời về môi trƣờng nói riêng.

Hội nghị có sự tham gia của 178 quốc gia, khoảng 30.000 ngƣời và đạt đƣợc những kết quả đáng tự hào: đã thông qua hai công ƣớc quốc tế là công ƣớc khung về biến đổi khí hậu và công ƣớc về đa dạng sinh học. Ngoài ra còn có ba văn kiện không có tính ràng buộc về mặt pháp lý là Tuyên bố các nguyên tắc về rừng, Chƣơng trình nghị sự 21 và Tuyên bố Rio về môi trƣờng và phát triển.

Tuyên bố Rio năm 1992 bao gồm 27 Nguyên tắc, trong đó nội dung xuyên suốt của hội nghị là sự nhấn mạnh về kinh tế và tiến bộ xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên với các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn suy thoái môi trƣờng. Đặc biệt trong hội nghị này, khái niệm phát triển bền vững đã đƣợc công nhận. Khi tổ chức Hội nghị Rio năm 1992, thế giới có rất nhiều đổi thay so với Hội nghị Stockholm năm 1972, mặc dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhƣng sự suy giảm ozon ở tầng bình lƣu và biến đổi khí hậu toàn cầu lại nổi lên cùng với nguy cơ khủng hoảng năng lƣợng.

27 Nguyên tắc trong Tuyên bố Rio đều nhằm hƣớng tới tuyên bố về quyền môi trƣờng để đảm bảo trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của mọi ngƣời trong các hoạt động phát triển. tuyên bố đƣa ra một loạt các nguyên tắc tiếp cận nhƣ:

-“ phòng ngừa là chính” nhằm yêu cầu các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng

- “ trách nhiệm chung có phân biệt” đối với các nƣớc phát triển, tùy quốc gia sẽ có trách nhiệm liên quan đặc biệt đến việc gây áp lực lên môi trƣờng và tài nguyên toàn cầu.

-“ ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền” với các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng tài nguyên, môi trƣờng và gây ô nhiễm phải có trách nhiệm tài chính nhằm giảm thiểu khả năng gây sự cố môi trƣờng.

Ở đây có thể thấy, Hội nghị Rio năm 1992 đã xây dựng nên các liên kết giữa quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng chủ yếu về mặt thủ tục. Nguyên tắc 10 trong Tuyên bố này có chỉ rõ: “Vấn đề môi trường phải được giải quyết một

cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp…”[29] nhằm nhấn mạnh đến việc tôn trọng và đảm bảo thực thi quyền con

ngƣời về môi trƣờng nhƣ một trong những điều kiện cần thiết để bảo vệ môi trƣờng. Quyền đối với sự tham gia, thông tin và biện pháp khắc phục đối với các điều kiện môi trƣờng đƣợc hình thành nhƣ trọng tâm của tuyên bố này.

Đây chính là một viên gạch góp phần giúp quyền con ngƣời về môi trƣờng đƣợc khẳng định một cách mạnh mẽ hơn. Việc bảo vệ môi trƣờng trên các khía cạnh sẽ đạt đƣợc hiệu quả toàn diện nhằm đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths khoa luật 60 38 01 01 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)