1.2. Quy chế pháp lý của công ty du lịch
1.2.3. Nội dung quy chế pháp lý của công ty du lịch
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định
hoặc yêu cầu khác. Công ty du lịch phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh quy định ở Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty du lịch còn phải tuân theo Luật Du lịch về các điều kiện kinh doanh lữ hành, bao gồm điều kinh doanh lữ hành nội địa và điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế và điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành được quy định khá cụ thể.
Hoạt động kinh doanh du lịch có các điều kiện cơ bản về tiền kí quỹ và hướng dẫn viên du lịch. Công ty lữ hành quốc tế bắt buộc phải nộp tiền ký quỹ nếu muốn đăng ký kinh doanh. Tiền ký quỹ là khoản tiền công ty du lịch phải gửi vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi công ty đóng trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành. Tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp công ty không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với khách du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ hành, là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo Liên đoàn Hiệp hội hướng dẫn du lịch Thế giới, hướng dẫn viên du lịch là người hướng dẫn các du khách bằng ngôn ngữ của du khách nhằm giới thiệu các di sản văn hóa và tự nhiên. Theo hướng dẫn viên là người thực hiện hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế và hướng dẫn viên nội địa. Hướng dẫn viên quốc tế là người được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa là người được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa, hướng dẫn viên nội địa chỉ được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa. Điều kiện bắt buộc về số lượng hướng dẫn viên quốc tế được áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
Đại lý lữ hành muốn đăng ký kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện: đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với công ty du lịch. Đại lý lữ hành đóng vai
trò là đại lý cho các công ty du lịch, bán các chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho người tiêu dùng cuối cùng (khách du lịch) để hưởng hoa hồng. Không giống các công ty du lịch, đại lý lữ hành không trực tiếp xây dựng, tổ chức, thực hiện chương trình du lịch. Kinh doanh đại lý lữ hành cũng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng pháp luật không đặt ra điều kiện khi đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành mà đặt ra điều kiện khi hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành. Cụ thể, đại lý lữ hành phải có hợp đồng đại lý với công ty du lịch. Điều kiện được đặt ra nhằm đảm bảo công khai hoạt động của đại lý lữ hành về giá cả chương trình, hoa hồng nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Với quy định như vậy, đại lý lữ hành không được quyền bán chương trình du lịch cao hơn giá của bên giao đại lý, không được sao chép chương trình du lịch, không được tự thực hiện chương trình du lịch.
- Giấy phép kinh doanh lữ hành
Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Kinh doanh lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty du lịch muốn hoạt động hợp pháp phải có giấy phép kinh doanh lữ hành. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế và nhu cầu tăng cao của xã hội ngày càng hiện đại và phát triển thì nhu cầu về đời sống vật chất của con người cũng ngày càng được cải thiện hơn. Để đáp ứng được nhu cầu này, có nhiều các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành được mở ra nhất là đối với du lịch quốc tế. Điều kiện để có được Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, các trường hợp đổi giấy phép, cấp lại giấy phép, các trường hợp không được cấp giấy phép được quy định cụ thể trong Luật Du lịch.
- Quyền và nghĩa vụ của công ty du lịch
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Để thành lập được công ty đúng theo quy định của pháp luật và hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp thì công ty cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ.
Ngoài quyền tự do kinh doanh được quy định trong Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh lữ hành còn được cụ thể hóa trong các quy định của Luật Du lịch. Bao gồm: lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch; được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp; tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch; tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và ngoài nước.
Ngoài ra, công ty du lịch còn có các quyền: xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, các chương trình du lịch; một số công ty du lịch có quyền hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch; tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến của ngành Du lịch; hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các quyền, công ty du lịch có những nghĩa vụ khi thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành như sau: bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh lữ hành; sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách theo quy định; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với công ty.
Chỉ được kinh doanh đúng phạm vi kinh doanh ghi trong giấy phép đã được cấp; niêm yết giấy phép kinh doanh lữ hành tại nơi dễ nhìn thấy tại trụ sở chính, niêm yết sao y bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng giao dịch hoặc nơi công ty thực hiện kinh doanh du lịch; công khai số giấy phép khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo, kinh doanh.
Trường hợp công ty du lịch tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động, công ty có trách nhiệm báo cáo cơ quan cấp giấy phép và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hoạt động trong ngành Du lịch, công ty du lịch có nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch.
- Quyền và nghĩa vụ của công ty du lịch theo hợp đồng lữ hành và hợp đồng đại lý lữ hành
Quyền và nghĩa vụ của công ty du lịch theo hợp đồng lữ hành
Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa công ty du lịch và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về việc thực hiện chương trình du lịch. Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản. Việc quy định hình thức hợp đồng như vậy là vì hợp đồng lữ hành có những điều khoản về xuất nhập cảnh và bảo hiểm khách hàng nên nếu không được thể hiện dưới hình thức văn bản thì khi xảy ra tranh chấp rất khó có thể xác định được phạm vi trách nhiệm của các bên.
Hợp đồng lữ hành bản chất là một hợp đồng dân sự. Hợp đồng lữ hành có những nội dung sau đây: mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch; điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng; điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng; điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
Khách du lịch mua chương trình du lịch, dịch vụ du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành là hợp đồng giữa khách du lịch và công ty du lịch giao đại lý, đồng thời có ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành. Khách du lịch mua chương trình du lịch, dịch vụ lữ hành thông qua công ty du lịch gửi khách thì hợp đồng lữ hành là hợp đồng giữa công ty du lịch nhận khách
(doanh nghiệp trực tiếp tổ chức chương trình du lịch, dịch vụ du lịch đó) với khách du lịch, đồng thời có ghi tên, địa chỉ của công ty du lịch gửi khách.
Thông qua hợp đồng lữ hành, quyền của công ty du lịch được thể hiện như sau:
Khi giao kết hợp đồng, công ty du lịch có quyền yêu cầu khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch cung cấp những thông tin về số lượng hành khách, tình trạng sức khỏe, hành lý mang theo. Nếu khách du lịch có nhu cầu đi tham quan nước ngoài thì yêu cầu họ cung cấp hộ chiếu để công ty du lịch tiến hành làm các thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới, mua vé máy bay. Công ty du lịch có quyền yêu cầu khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi. Việc xác định chi phí hợp lý cho chuyến đi trong hay ngoài nước là do công ty du lịch xây dựng căn cứ vào mức chi phí cần thiết để tổ chức chuyến đi có tính đến lợi ích mà công ty được hưởng. Công ty có thể thay đổi lịch trình chuyến đi bằng cách rút ngắn thời gian tham quan của khách du lịch trong trường hợp bất khả kháng (động đất, bão lụt, chiến tranh,…). Công ty có thể yêu cầu hành khách chấp hành mọi nội quy của chuyến đi nhằm đảm bảo an toàn cho cả đoàn khách cũng như hướng dẫn viên.
Bên cạnh các quyền thì công ty du lịch phải có các nghĩa vụ tương ứng thông qua hợp đồng du lịch. Cho dù là hoạt động lữ hành nội địa hay lữ hành quốc tế, công ty du lịch có nghĩa vụ tổ chức chương trình du lịch cho khách du lịch tham gia. Khi giao kết hợp đồng lữ hành, khách du lịch sẽ thuê dịch vụ mà công ty cung cấp thông qua chương trình du lịch đó.
Công ty du lịch có nghĩa vụ chuẩn bị phương tiện vận chuyển khách du lịch đến các điểm trong chương trình du lịch. Trong hợp đồng lữ hành mà công ty du lịch ký kết, điều khoản về nơi ở bắt buộc phải được thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài ra, công ty du lịch phải có nghĩa vụ đảm bảo ăn uống
cho khách du lịch theo chương trình du lịch đề ra, có dịch vụ chăm sóc y tế cho khách du lịch, đảm bảo sức khỏe cho hành khách trong suốt hành trình theo chương trình du lịch đã chọn, mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch.
Quyền và nghĩa vụ của công ty du lịch theo hợp đồng đại lý lữ hành
Hợp đồng đại lý lữ hành là giao kết giữa bên giao đại lý lữ hành và bên nhận đại lý lữ hành, phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là công ty kinh doanh lữ hành bên nhận đại lý lữ hành. Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành bao gồm: tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán; quyền và trách nhiệm của các bên; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
Thông qua hợp đồng đại lý lữ hành, phát sinh quyền của bên giao đại lý là công ty du lịch với đại lý lữ hành cụ thể như kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành; tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành; hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch; yêu cầu bên nhận đại lý lập và giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách hành; kiểm tra giá bán các chương trình du lịch cho khách hàng có đúng với quy định; nhận các khoản tiền mà bên nhận đại lý bán chương trình du lịch;
Các nghĩa vụ phát sinh thông qua hợp đồng đại lý lữ hành của bên giao đại lý lữ hành như sau: công ty du lịch phải thực hiện đúng chương trình du lịch (tour) du lịch theo như hợp đồng mà bên nhận đại lý ký với khách hàng; thanh toán tiền cho bên nhận đại lý đúng thời gian và giá trị được hưởng; cử người xuống thanh toán cho bên nhận đại lý; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành; tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch vé chương
trình du lịch giao cho bên nhân đại lý lữ hành; hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch.
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh du lịch
Các hình thức chấm dứt hoạt động kinh doanh bao gồm giải thể, phá sản, hết thời hạn hoạt động,… Nhưng có thể nói giải thể là hình thức được các doanh nghiệp lựa chọn phố biến nhất khi kết thúc hoạt động kinh doanh. Đây xuất phát từ thực tiễn các quy định của pháp luật mà đặc biệt là sự yếu kém trong việc thực thi pháp luật phá sản.
Giải thể doanh nghiệp là sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Về nguyên tắc các thành viên tự góp vốn thành lập doanh nghiệp thì họ cũng có quyền quyết định giải thể doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp không chỉ liên quan đến bản thân doanh nghiệp mà còn có tác động, liên quan đến các tổ chức khác. Do đó, sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các thành viên cũng như của các chủ nợ của doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi của những đối tượng trên, pháp luật đã qui định cụ thể về điều kiện, thủ tục giải thể doanh nghiệp. Sự chấm dứt hoạt động kinh doanh du lịch của công ty du lịch cũng tuân theo quy định chung này. Các trường hợp giải thể công ty, thủ tục hồ sơ giải thể công ty, và giải thể công ty trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp.
- Công ty du lịchcó vốn đầu tư nước ngoài
Luật Du lịch quy định doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh lữ hành tại Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định và lộ trình cụ thể của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Liên doanh này phải là liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có các cam kết mở cửa thị trường về dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour. Việt Nam cho phép các nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh. Việc bãi bỏ quy định hạn chế tỉ lệ vốn