Các quy định về chấm dứt động kinh doanh du lịch lữ hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý của công ty du lịch ở việt nam (Trang 65 - 71)

Như đã nêu ở Chương 1, hoạt động kinh doanh lữ hành chấm dứt chủ yếu bằng hình thức giải thể.

Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định công ty bị giải thể trong trường hợp:

Kết thúc thời hạn hợp đồng đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. Khi thành lập công ty các thành viên đã thỏa thuận, kết ước với nhau. Sự thỏa thuận, kết ước được thỏa thuận bằng điều lệ công ty.

Giải thể theo quyết định của tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Giải thể công ty thuộc quyền quyết định của các thành viên công ty. Các thành viên công ty đó tự nguyện hùn vốn vào công ty thì họ cũng có quyền cùng nhau quyết định việc giải thể công ty.

Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 6 tháng liên tục. Có đủ số thành viên tối thiểu là một

trong những điều kiện pháp lý để công ty tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu của mỗi loại hình công ty khác nhau. Khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu để tồn tại, hoạt động, công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng tối thiểu. Trong thời hạn 6 tháng mà không kết nạp được đủ số lượng thành viên mới, dẫn đến công ty tồn tại không đủ thành viên tối thiểu thì công ty phải giải thể.

Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ không thể thiếu cho sự tồn tại và hoạt động của các công ty. Khi công ty kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì công ty không thể tiếp tục tồn tại hoạt động. Trong trường hợp này công ty phải giải thể theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thủ tục giải thể của công ty được quy định cụ thể ở Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2014:

Quy trình giải thể của công ty du lịch bao gồm các bước sau: Thông qua quyết định giải thể công ty. Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp công ty còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng công ty đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của công ty. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ, tiến hành thanh toán các khoản nợ của công ty. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể công ty, phần còn lại chia cho các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Giải thể công ty du lịch trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án được quy định ở Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014.

Việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định như sau: Cơ quan đăng ký kinh doanh, phải thông báo tình trạng công ty đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án;

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, công ty phải triệu tập họp để quyết định giải thể. Quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong công ty và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể công ty phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Trong những năm gần đây, số lượng công ty du lịch lữ hành quốc tế bị giải thể trong trường hợp rút giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty vi phạm qui định của pháp luật về điều kiện kinh doanh; do thay đổi tổ chức, cơ cấu; hoặc các công ty rút giấy phép đăng ký kinh doanh do kinh doanh không hiệu quả. Các trường hợp công ty du lịch bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và thủ tục tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định rất rõ trong Điều 12b, 12c Nghị định 180/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch 2005.

Theo thống kê của Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch từ năm 2003 đến năm 2009 có 86 doanh nghiệp rút hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Ví dụ điển hình trong năm 2016, Tổng cục Du lịch đã tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành của một số công ty, trong đó có trường hợp rút giấy phép hoạt động của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay do phát hiện nhiều sai phạm. Kết quả kiểm tra cho thấy: công ty không thực hiện chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL; công ty không làm thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi thay đổi người đại diện theo pháp luật; công ty sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo khi lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; công ty không cung cấp được xác nhận kinh nghiệm của người điều hành; công ty sử dụng người nước ngoài làm việc tại công ty không tuân thủ những quy định của pháp luật; công ty chưa thực hiện thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở. Căn cứ vào thực tế kiểm tra, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật Du lịch 2005 về điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế và điểm c khoản 3 Điều 47 của Luật Du lịch

2005 về việc doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này, ngày 21/6/2016, Tổng cục Du lịch ra quyết định số 377/QĐ-TCDL về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay [41].

Việc đăng kí lại phạm vi kinh doanh và quy định mới về số tiền kí quỹ đối với công ty du lịch lữ hành quốc tế tại Nghị định số 180/NĐ-CP ngày 14/11/2013 đã phần nào gây khó khăn cho các công ty, quá thời hạn phải đăng ký lại phạm vi kinh doanh và bổ sung đầy đủ về các điều kiện kinh doanh lữ hành nhưng các công ty vẫn chưa thực hiện. Việc này đồng nghĩa với việc có hàng trăm công ty đã hoạt động không phép trong thời gian dài kể từ năm 2015. Do đa số các công ty lữ hành quốc tế có mảng du lịch ra nước ngoài nên khi đăng ký lại thì phải đóng thêm một khoản tiền kí quỹ là 250 triệu đồng (mức cũ là 250 triệu đồng dù doanh nghiệp kinh doanh ở mảng gì), điều này làm các doanh nghiệp ngần ngại chưa đi đăng ký lại, dẫn đến tổn thất trong thu chi và nhập nhằng trong khâu quản lý đối với các cơ quan nhà nước và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều công ty du lịch bị rút giấy phép kinh doanh.

Tiểu kết Chƣơng 2

Qua Chương 2, tác giả đã nêu thực trạng các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh du lịch, các quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty du lịch và chấm dứt kinh doanh du lịch của công ty du lịch. Qua phân tích thực trạng quy chế pháp lý của công ty du lịch hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, nhận thấy hệ thống pháp luật du lịch quy định về hoạt động kinh doanh lữ hành của các công ty hiện nay có những ưu điểm và tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Những hạn chế trong các quy định pháp luật về công ty du lịch xuất phát từlỗi hệ thống, đó có thể là do việc chậm ban hành các văn bản pháp luật, chậm trễ trong tổ chức triển khai thực hiện của các cơ quan chức năng, do sự phối kết hợp thiếu đồng bộ giữa cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, và cũng có thể là do hạn chế của bản thân các cơ quan quản lý nhà nước, thiếu cơ sở vật chất trang thiết bị, thiếu cán bộ công chức hay năng lực của cán bộ công chức còn yếu, thiếu kiến thức không theo kịp với sự phát triển năng động của nền kinh tế du lịch, tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch cố tình vi phạm. Hơn nữa, việc tồn tại những bất cập trong chính những quy định pháp luật so với thực tiễn là do những quy định pháp luật còn còn hạn chế, chưa thật sự thông thoáng tạo điều kiện cho hoạt động của các công ty du lịch phát triển hay còn thiếu những quy định pháp luật so với những vấn đề nảy sinh mới trong thực tiễn. Việc tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, bất cập là cơ sở để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Từ những hạn chế, bất cập ở Chương 2, tác giả sẽ đưa ra những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công ty du lịch ở Chương 3.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý của công ty du lịch ở việt nam (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)