Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý của công ty du lịch ở việt nam (Trang 87 - 97)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp

luật trong kinh doanh lữ hành của công ty du lịch

Hoạt động thanh tra, kiểm tra là khâu thứ tư trong chu trình quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nếu thiếu hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật thì không đảm bảo rằng pháp luật được ban hành ra có đi vào cuộc sống hay không hay pháp luật được ban hành ra có được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất hay không.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh lữ hành và công ty du lịch là nhằm tăng

cường pháp chế. Hoạt động này hiệu quả sẽ thể hiện nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về công ty du lịch cần phải thực hiện:

Thứ nhất, xác định đúng mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra là nhằm đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Thứ hai, hoạt động thanh tra, kiểm tra đồng thời gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật nhằm giúp cho đối tượng hiểu và tự nguyện chấp hành đúng pháp luật.

Thứ ba, hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ giữa các cấp và có sự phối hợp giữa các ngành nhằm ngăn chặn trước những vi phạm pháp luật.

Thứ tư, kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm phải được xử lý nghiêm, đúng quy định nhằm tăng cường hiệu lực của những quy định pháp luật, răn đe đối tượng vi phạm, tạo ra sự bình đẳng cho các đối tượng tham gia hoạt động, kinh doanh lữ hành và công ty du lịch.

Thứ năm, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước và những cán bộ trực tiếp làm công tác này, đảm bảo cho quá trình thực thi pháp luật có hiệu quả.

Xây dựng nhà nước pháp quyền, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép được coi như một trong những nguyên tắc chi phối tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền. Khía cạnh khác, Nhà nước pháp quyền phải có nghĩa vụ phải bảo đảm bằng pháp luật các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Đội ngũ cán bộ, công chức và cơ quan thực thi pháp luật không được có những hành vi hoặc quyết định hạn chế hay tước quyền tự do, dân chủ và tiếp cận công lý của người dân mà không dựa trên những cơ sở chắc chắn của pháp luật. Công dân được quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm được coi là

nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong Nhà nước pháp quyền. Do vậy, việc nâng cao năng lực của đội ngũ công chức nói chung và công chức trong ngành du lịch nói riêng là nhằm góp phần cho quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành và hoạt động của công ty du lịch đảm bảo được thực thi bởi những cá nhân có trình độ, am hiểu và vận đúng pháp luật.

Tiểu kết Chƣơng 3

Hoạt động du lịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng đa dạng hóa, linh hoạt về cả loại hình du lịch, xu hướng du lịch, cách thức lựa chọn và sử dụng chương trình du lịch cũng như việc sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động du lịch. Việc sửa đổi Luật Du lịch và nâng cao việc thực hiện pháp luật về du lịch là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch, tạo điều kiện để thúc đẩy ngành du lịch, đảm bảo hài hòa quyền và nghĩa vụ cho du khách và tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ du lịch. Kết quả mà Chương 3 của luận văn đã đạt được đó là: Nêu lên được định hướng chung để nâng cao hiệu quả thực thi quy chế pháp lý của công ty du lịch. Từ đó nêu lên một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả thực thi quy chế pháp lý của công ty du lịch ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Kinh tế du lịch đang được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam. Sự ra đời của Luật Du lịch 2005 đánh dấu bước phát triển của nền lập pháp trong việc tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng, tạo môi trường bình đẳng cho các thương nhân kinh doanh du lịch yên tâm thực hiện các hoạt động thương mại của mình. Các công ty du lịch đang ngày càng chứng minh được vị thế của mình trên thị trường kinh doanh du lịch và kinh doanh lữ hành, đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của ngành kinh tế du lịch. Các quy chế pháp lý của công ty du lịch ở Việt Nam tương đối cụ thể, phần nào quy định được điều kiện kinh doanh, giấy phép hành nghề, quyền và nhiệm vụ cơ bản của công ty du lịch trong các Hiệp hội, trong Hợp đồng du lịch,…

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn, tác giả đã nêu lên được những vấn đề lý luận về thực tiễn về quy chế pháp lý của công ty du lịch, trong đó có khái niệm, đặc điểm, các loại hình kinh doanh du lịch và công ty du lịch. Từ đó nêu lên được thực trạng quy chế pháp lý của công ty du lịch ở Việt Nam hiện nay, và đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện pháp luật về công ty du lịch ở Việt Nam.

Tuy nhiên, pháp luật du lịch hiện hành còn bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế như thiếu đồng bộ, thông tư hướng dẫn thi hành chậm, chưa đầy đủ. Việc triển khai thực hiện pháp luật kém hiệu quả.

Nhận thức được vấn đề trên, với mục tiêu góp phần hoàn thiện pháp luật trong kinh doanh du lịch, luận văn “Quy chế pháp lý của công ty du lịch ở Việt Nam” của tác giả nêu lên những thiếu sót và bất cập của pháp luật trong hoạt động du lịch lữ hành hiện hành; thực trạng quy chế pháp luật của công ty du lịch ở Việt Nam hiện nay; từ đó nêu ra một số định hướng, giải

pháp hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về công ty du lịch ở Việt Nam, như: nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch, khuyến khích phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thực hiện nguyên tắc du lịch có trách nhiệm, công tác đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch cần được đầu tư, xây dựng văn hóa du lịch và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước. Những định hướng nêu trong Luận văn của tác giả có ý nghĩa trong việc xây dựng pháp luật về công ty du lịch ở Việt Nam hiện nay.Với năng lực hạn chế, mặc dù đã rất nỗ lực nhưng kết quả nghiên cứu vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Công trình nghiên cứu là bước khởi đầu của quá trình nghiên cứu của tác giả, tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện nó trong các đề tài ở cấp độ cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thế Bình (2005), “Luật Du lịch với kinh doanh lữ hành, hướng dẫn và vận chuyển khách”, Du lịch Việt Nam, (12), tr.13.

2. Bộ Nội vụ (2011), Điều lệ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm

2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên, Hà Nội.

4. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2008), Thông tư số 89/2008/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch, Hà Nội.

5. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013,

Hà Nội.

6. Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch (2017), Thanh tra đột xuất các công

ty du lịch tại TP.HCM: Báo động nhưng không bi đát,

http://www.bvhttdl.gov.vn, truy cập ngày 18/06/2017.

7. Trần Đình Bút (2005), “Luật du lịch: Tư duy và quan điểm chiến lược mới”, Nghiên cứu lập pháp, 1(48), tr.91.

8. Lê Chí Công (2013), “Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững du

lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang, Khánh

9. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại – Phần chung và

thương nhân, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Chính phủ nước CHXHCNVN (2000), Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 6 tháng 9 về việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

11. Chính phủ nước CHXHCNVN (2001), Nghị định số 27/2001 ngày 5/6/2001 quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, Hà Nội

12. Chính phủ nước CHXHCNVN (2005), Nghị định số 180/2013/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007 quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch 2005, Hà Nội.

13. Chính phủ nước CHXHCNVN (2007), Nghị định số 149/2007/NĐ-CP ngày 9/10 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội.

14. Chính phủ nước CHXHCNVN (2007), Nghị định số 92/2007 ngày 1/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch, Hà Nội.

15. Trịnh Xuân Dũng (2011), “Du lịch Việt Nam nhìn lại việc thực hiện Hiến pháp năm 1992”, Du lịch Việt Nam, (12), tr. 44.

16. Trịnh Xuân Dũng, Nguyễn Hữu Viện (2001), Giáo trình Luật kinh doanh

du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

18. Nguyên Hà (2017), Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, http://baodientu.chinhphu.vn, truy cập ngày

18/09/2017.

19. Thúy Hằng (2017), Tàu du lịch chở khách nước ngoài bị lốc nhấn chìm

trên Vịnh Hạ Long, http://www.thanhnien.com.vn, truy cập ngày 02/06/2017.

20. Phùng Thị Thanh Hiền (2008), “Quy chế pháp lý của thương nhân trong

kinh doanh du lịch tại Việt Nam”, Hà Nội.

21. Phùng Thị Thanh Hiền (2016), “Một số điểm hạn chế của pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ Pháp luật,

(Định kì).

22. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Sách hướng dẫn cho người lao động

du lịch về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch.

23. Hiệp hội Du lịch Việt Nam (2011), Điều lệ Hiệp hội Lữ hành Việt Nam,

Hà Nội.

24. Hiệp hội Du lịch Việt nam (2017), Giới thiệu VITA, http://www.vita.vn,

truy cập ngày 03/5/2017.

25. Hiệp hội Lữ hành Việt nam (2017), Giới thiệu VISTA,

http://www.vista.net.vn, truy cập ngày 03/5/2017.

26. Nguyễn Hùng (2017), Du lịch vịnh Hạ Long…, http://laodong.com.vn,

truy cập ngày 02/06/2017.

27. Nguyễn Trùng Khánh (2011), Phát triển du lịch lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

28. Liên đoàn Hiệp hội hướng dẫn du lịch Thế giới (2017), Khái niệm Hướng dẫn viên Du lịch, http://www.wftga.org, truy cập ngày 18/09/2017.

29. Đào Loan (2017), 400 công ty lữ hành quốc tế có thể bị rút giấy phép,

http://www.thesaigontimes.vn, truy cập ngày 21/06/2017.

30. Phạm Hồng Long, Tạ Trang Nhung (2008), “Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam”, Du lịch Việt Nam, (11), tr.22

31. Nguyễn Văn Mạnh – Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội,

32. Nhóm công tác ASEAN về Du lịch, Sách hướng dẫn Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN (MRA) về nghề du lịch.

33. Trần Thị Mai Phước, Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn (2017), Pháp luật Du lịch Việt Nam trong toàn cầu hóa du lịch,http://www.saigonact.edu.vn, truy cập ngày 05/04/2017.

34. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội củ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

35. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Du lịch, Hà Nội. 36. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Thương mại, Hà Nội. 37. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 38. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Phá sản, Hà Nội

39. Quốc hội nước CHXHCNVN (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

40. Tổng cục Du Lịch (2017), Doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2015, http://vietnamtourism.gov.vn, truy cập ngày 15/6/2017.

41. Tổng cục Du lịch thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay, http://www.baomoi.com, truy cập ngày 20/06/2017.

42. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội.

43. Đoàn Trọng Tuyến (chủ biên) (1992), Từ điển Pháp – Việt, pháp luật – hành chính, Nxb thế giới.

44. Trịnh Đăng Thanh (2005), “Thực trạng pháp luật du lịch Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (1).

45. Vũ Thị Thảo (2017), Lữ hành và sự hình thành hoạt động kinh doanh lữ

hành, Thư viện học liệu mở Việt Nam, https://voer.edu.vn, truy cập ngày

30/03/2017.

47. Đỗ Cẩm Thơ (2012), “Bàn về bản chất du lịch có trách nhiệm”, Du lịch Việt Nam, (11), tr.4.

48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội.

49. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư

pháp và Nxb Từ điển bách khoa.

50. Viết tiếp vụ 17 khách du lịch bị bỏ rơi ở Thái Lan: Lộ rõ sai phạm của

Công ty EPAC, http://baophapluat.vn, truy cập ngày 3/11/2017.

51. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý của công ty du lịch ở việt nam (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)