Quyền tự do khởi kiện trong pháp luật doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam (Trang 41 - 44)

QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2.1.2. Quyền tự do khởi kiện trong pháp luật doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, của các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật về lao động chƣa thực sự đảm bảo quyền tự do khởi kiện của chủ thể khi quyền và lợi ích của các chủ thể có sự tranh chấp hoặc vi phạm. Đó là quyền khởi kiện cổ đông đối với thành viên hội đồng quản trị , giám đốc, tổng giám đốc trong công ty Cổ phần.

Cụ thể, theo Điều 25 Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 15/11/2010 của Chính phủ hƣớng dẫn chi tiết về luật Doanh nghiệp thì:

“1. Cổ đông, nhóm Cổ đông sở hữu ít nhất 1% số Cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong các trường hợp sau đây:

a) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định của Hội đồng quản trị; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu khởi kiện của Cổ đông, nhóm Cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát phải trả lời bằng văn bản xác nhận đã nhận được yêu cầu khởi kiện và tiến hành các thủ tục khởi kiện theo yêu cầu.

3. Trường hợp Ban kiểm soát không khởi kiện theo yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trong công ty Cổ phần không có Ban kiểm soát thì Cổ đông, nhóm Cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này có quyền trực tiếp khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc).

4. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.’’

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy pháp luật đã trao quyền khởi kiện cho Cổ đông Công ty Cổ phần, đồng thời pháp luật cũng quy định các trƣờng hợp đƣợc quyền khởi kiện. Tuy nhiên quy định này đã hạn chế quyền tự do khởi kiện của cổ đông công ty cổ phần khi việc khởi kiện của họ trƣớc tiên phải thông qua Ban kiểm soát, chỉ khi Ban kiểm soát không khởi kiện thì Cổ đông mới đƣợc tiến hành khởi kiện dẫn đến tình trạng thiếu khả thi trên thực tế. Hơn nữa, về trách nhiệm của bị đơn trong trƣờng hợp thực hiện Quyết định, Nghị quyết đã có hiệu lực thi hành mà bị khởi kiện gây thiệt hại cho nguyên đơn chƣa đƣợc xác định. Cụ thể, Khoản 2 Điều 27 Nghị định 102/2010/NĐ –

CP quy định, thì: “2. Trƣờng hợp có Cổ đông, nhóm Cổ đông, thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp khởi kiện đối với nghị quyết, quyết định đã đƣợc thông qua thì nghị quyết, quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục đƣợc thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định khác.”

Điều này vô hình chung đã làm cho quyền khởi kiện của Cổ đông trở nên không có hiệu quả. Bởi lẽ, trong thời gian chờ phán quyết của Tòa án, Nghị quyết, Quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục đƣợc thi hành, nhƣng gây thiệt hại cho Cổ đông khởi kiện thì ai chịu trách nhiệm, nhất là khi các Nghị quyết, Quyết định này đã thực hiện đƣợc một khoảng thời gian và có nhiều thay đổi gây bất lợi cho Cổ đông khởi kiện.

Để khắc phục tình trạng này, điểm đáng chú ý tại Luật Doanh nghiệp 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7 /2015, là bổ sung quy định: cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc...

Quy định này đƣợc kỳ vọng sẽ bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông; đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng giữa các cổ đông.

Với hƣớng cải cách trên, quyền khởi kiện của cổ đông đƣợc mở hơn so với quy định hiện hành. Bởi không chỉ có quyền tự mình khởi kiện, Luật Doanh nghiệp 2014 còn trao cho cổ đông quyền đƣợc trực tiếp hoặc nhân danh công ty khởi kiện (cơ chế kiện phái sinh) cá nhân ngƣời quản lý DN khi phát hiện ngƣời quản lý DN có các hành vi vi phạm, gây thiệt hại cho DN và gián tiếp cho cổ đông, để đòi bồi thƣờng thiệt hại. Những cải cách của Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ cải thiện một phần khả năng bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông nhỏ lẻ, phần quan trọng còn lại phụ thuộc nhiều vào mức độ cải cách của hệ thống tƣ pháp về tố tụng dân sự, cơ quan tòa án. Điều đáng tiếc là hiện nay khái niệm kiện phái sinh chƣa có trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, ngoại trừ đƣợc quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

„Phái sinh‟ đƣợc dịch từ thuật ngữ „deravative‟ trong tiếng Anh, có nghĩa là „một thứ gì đó dựa trên một nguồn khác‟. Đối nghịch với phái sinh là trực tiếp. Trong tố tụng, kiện phái sinh có nghĩa là việc một ngƣời khởi kiện nhân danh một ngƣời khác vì

cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời kia bị xâm hại. Kiện phái sinh, do vậy, khác với các vụ kiện trực tiếp (direct suit) ở chỗ trong vụ kiện trực tiếp, ngƣời đi kiện muốn quyền và lợi ích của mình đƣợc bảo vệ. Cơ chế kiện phái sinh là cơ chế cho phép cổ đông có thể khởi kiện ngƣời quản lý của công ty hoặc các cổ đông lớn khi những ngƣời này vi phạm nghĩa vụ của họ và gây thiệt hại cho lợi ích của công ty [13]. Ví dụ A là cổ đông của Công ty Y. A cho rằng các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) của Công ty Y vi phạm các bổn phận và nghĩa vụ của mình khi điều hành doanh nghiệp và do vậy khởi kiện các thành viên HĐQT nhân danh Công ty Y;˙

Luật Doanh Nghiệp 2014 dành hai điều khoản riêng rẽ về kiện phái sinh áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (Điều 72) và công ty cổ phần (Điều 161), theo đó cổ đông đƣợc lựa chọn giữa khởi kiện trực tiếp hoặc nhân danh công ty (kiện phái sinh) khi tìm cách truy cứu trách nhiệm ngƣời quản lý [14, tr26].

Cơ chế kiện phái sinh rất quan trọng và nó không dễ phát huy hiệu quả theo cơ chế khởi kiện nhƣ quy định của pháp luật về dân sự hiện hành, đó là ai bị thiệt hại trực tiếp, thì mới có quyền khởi kiện. Bởi lẽ, hành vi vi phạm của ngƣời quản lý DN thƣờng gây thiệt hại trực tiếp cho DN qua đó nó gây thiệt hại gián tiếp cho cổ đông.

Sẽ là không tƣởng nếu trông chờ DN đứng ra khởi kiện ngƣời quản lý DN, bởi điều này chẳng khác nào ngƣời quản lý DN tự kiện chính họ. Bởi vậy, để cơ chế kiện phái sinh phát huy tốt hiệu quả trong bảo vệ cổ đông, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự chƣa có quy định nào về cơ chế kiện phái sinh, điều này sẽ ảnh hƣởng đến quyền tự do khới kiện của chủ thể. BLDS và BLTTDS 2015 cần sửa đổi theo hƣớng bổ sung các nội dung về trình tự, thủ tục của cơ chế khởi kiện phái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)