Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam (Trang 91 - 98)

THEP PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam

án dân sự theo pháp luật Việt Nam

- Sửa đổi quy định về về hình thức và nội dung đơn khởi kiện:

Nhƣ phân tích tại chƣơng II cũng nhƣ bất cập về quy định ngƣời làm đơn khởi kiện phải trực tiếp ký hoặc điểm chỉ ( nếu là cá nhân) ký, đóng dấu ( nếu là cơ quan tổ chức). Quy định nhƣ vậy là quá cứng nhắc không đảm bảo quyền tự do khởi kiện của chủ thể. Bất cập này cũng đã đƣợc tổng kết 10 năm thi hành BLTTDS năm 2004. Để đảm bảo quyền lợi của ngƣời khởi kiện, tạo điều kiện cho họ thể hiện ý chí trực tiếp (ký hoặc điểm chỉ) hoặc gián tiếp thông qua ủy quyền. Bởi Hợp đồng ủy quyền của đƣơng sự cũng đảm bảo thể hiện đầy đủ ý chí của chủ thể thông qua nội dung ủy

quyền, trách nhiệm, hậu quả pháp lý của hai bên khi thực hiện hoạt động ủy quyền đó Có nhƣ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể thực hiện quyền tự do khởi kiện của mình một cách tối đa. Đồng thời điều này cũng phù hợp với quy định “mở” của BLTTDS năm 2015 với đa dạng hình thức tiếp nhận đơn thƣ của Tòa án hiện nay.

- Bổ sung quy định về quyền trực tiếp đến Toà án để trình bày yêu cầu

Việc nghiên cứu cho thấy một số quy định về thủ tục tố tụng trong BLTTDS và văn bản hƣớng dẫn hiện nay cũng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu về sự “thuận tiện”, đảm bảo quyền khởi kiện của đƣơng sự. Chẳng hạn, sự thiếu vắng trong các quy định về quyền trực tiếp đến Toà án để trình bày đơn khởi kiện, đơn kháng cáo trong những trƣờng hợp đƣơng sự tàn tật hoặc không biết chữ là chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo đảm quyền khởi kiện.

Do vậy, chúng tôi kiến nghị bổ sung quy định về quyền trực tiếp đến Toà án để trình bày yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo trong những trƣờng hợp đƣơng sự là ngƣời tàn tật hoặc không biết chữ. Cán bộ Toà án sẽ có trách nhiệm lập biên bản về nội dung khởi kiện hay kháng cáo mà đƣơng sự trình bày để đƣa vào hồ sơ vụ án.

Ngoài ra, cần bổ sung quy định đƣơng sự có quyền yêu cầu các tổ chức trợ giúp pháp lý trợ giúp trong việc làm đơn khởi kiện, đơn kháng cáo hoặc các giấy tờ khác liên quan tới việc kiện tụng tại Toà án và trách nhiệm của các tổ chức này trong việc trợ giúp miễn phí cho đƣơng sự thuộc những trƣờng hợp nói trên và cho những đƣơng sự thuộc diện nghèo, gia đình chính sách.

- Sửa đổi quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện

Theo đó, Điều 244 BLTTDS năm 2014 quy định việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đƣơng sự tại phiên tòa sơ thẩm không đƣợc vƣợt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Quy định nhƣ vậy đã không bảo đảm quyền tự do khởi kiện của đƣơng sự, ví dụ trong quan hệ vay mƣợn giữa A và B, A nợ B tổng là 100 triệu và trong tay của A chỉ có Giấy biên nhận nợ là 100 triệu. Sau khi khởi kiện, tại phiên tòa sơ thẩm A phát hiện thêm Giấy biên nhận nợ 50 triệu của B nữa. A yêu cầu đƣợc kiện đòi bổ sung 50 triệu. Trƣờng hợp này có đƣợc coi là vƣợt quá phạm vi khởi kiện không? Do vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 244 BLTTDS năm 2015 theo hƣớng bổ sung yêu cầu của đƣơng sự tại phiên toà đƣợc chấp nhận nếu

không vƣợt quá quan hệ pháp luật tranh chấp hay không làm phát sinh một quan hệ pháp luật mới cần phải giải quyết. Đồng thời BLTTDS năm 2015 cũng chƣa có hƣớng dẫn hoặc quy định cụ thể về vấn đề thế nào là vƣợt quá phạm yêu cầu ban đầu nên thực tiễn áp dụng điều luật không có sự thống nhất.

- Sửa đổi các quy định về điều kiện hoà giải tiền tố tụng

Cũng nhƣ quy định của Luật đất đai năm 2003, Điều 202 Luật đất đai năm 2013 vẫn quy định về thủ tục hòa giải tiền tố tụng tại UBND cấp xã, theo đó:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.”

Dƣới góc nhìn bảo đảm quyền khởi kiện thì hoà giải ở cơ sở bắt buộc nhằm tăng cƣờng đoàn kết trong nội bộ nhân dân chỉ nên đặt ra đối với tranh chấp về xác định ai là ngƣời có quyền sử dụng đất, mốc giới giữa các hộ liền kề. Nếu tất cả các tranh chấp về quyền sử dụng đất đều phải qua hoà giải cơ sở thì dƣờng nhƣ gây khó khăn cho ngƣời dân khi thực hiên quyền khởi kiện của mình. Đồng thời, để tránh trƣờng hợp lợi dụng việc phải tiến hành hòa giải ở cơ sở, một số cán bộ có chức trách giải quyết việc hòa giải cố tình gây khó khăn, kéo dài vụ việc ảnh hƣởng đến việc thực hiện quyền khởi kiện của ngƣời khởi kiện thì BLTTDS cũng phải quy định rõ trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành hòa giải ở cơ sở. Trong một thời hạn nhất định mà việc hòa giải không

đƣợc tiến hành hoặc hòa giải không thành đƣơng sự có quyền trực tiếp khởi kiện tại tòa án mà không cần xác nhận có kết quả hòa giải hay không.

Từ những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi các quy định về điều kiện khởi kiện theo hƣớng coi việc hoà giải cơ sở chỉ bắt buộc đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, mốc giới giữa các hộ liền kề nhằm duy trì tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Đồng thời cần có quy định bổ sung nhằm bảo đảm hơn quyền khởi kiện của đƣơng sự theo hƣớng: Nếu hết thời hạn theo Khoản 3 Điều 202 Luật đất đai 2013 ( 45 ngày kể từ ngày UBND nhận đơn) mà chủ tịch UBND cấp xã không tiến hành hoà giải hoặc không có điều kiện hoà giải (bên bị kiện không có thiện chí nên không có mặt hoặc không thể có mặt...) thì đƣơng sự có quyền khởi kiện ra Toà án.

- Đối với tranh chấp lao động:

BLLĐ quy định hầu hết các trƣờng hợp đều phải tiến hành hòa giải qua hoạt động của hòa giải viên lao động. Quy định nhƣ vậy chỉ mang tính chất ý nghĩa về hình thức bởi thực tế hoạt động của các hòa giải viên lao động không hiệu quả, thậm chí không hoạt động. BLLĐ nên quy định vấn đề hòa giải chỉ dừng lại ở việc khuyến khích hòa giải chứ không nên quy định là điều kiện bắt buộc trƣớc khi khởi kiện ra tòa.

- Bổ sung quy định trình tự, thủ tục và nội dung cơ chế kiện phái sinh đối với trƣờng hợp cổ đông khởi kiện ngƣời quản lý. Các Điều 72 và Điều 161 của Luật Doanh Nghiệp năm 2014 quy định về các trƣờng hợp mà cổ đông, hoặc tự mình hoặc nhân danh công ty, khởi kiện ngƣời quản lý. Về cơ bản, ngƣời quản lý bị kiện nếu vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào của mình cho dù đƣợc ghi nhận ở các văn bản nội bộ của công ty nhƣ điều lệ hay các quy định của pháp luật. Theo Điều 161 của Luật Doanh Nghiệp thì „trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tƣơng ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự‟. Có nghĩa là Luật Doanh Nghiệp 2014 về cơ bản chỉ đặt ra các trƣờng hợp mà một cổ đông có thể khởi kiện ngƣời quản lý, cho dù là trực tiếp hay phái sinh. Phần còn lại của hoạt động tố tụng sẽ do BLTTDS điều chỉnh.

Tuy nhiên, sự không tƣơng thích giữa BLTTDS và Luật Doanh Nghiệp 2014 về một số vấn đề có thể vô hiệu hoá quyền kiện phái sinh của cổ đông. Ví dụ khái niệm ngƣời khởi kiện phái sinh trong Luật Doanh Nghiệp 2014 chƣa hoàn toàn tƣơng thích với định nghĩa về „nguyên đơn‟. Theo BLTTDS, nguyên đơn là cá nhân hoặc tổ chức

khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đó bị xâm phạm. Lợi ích ở đây phải là lợi ích trực tiếp. Đến đây sẽ có một số câu hỏi đƣợc đặt ra là cùng là hành vi vi phạm của ngƣời quản lý, hành vi nào sẽ xâm hại trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông và hành vi nào thì không. Ví dụ nhƣ phân tích ở trên, việc không chia cổ tức sẽ đụng chạm thực sự đến quyền lợi của cổ đông trong khi hành vi tắc trách và lơ là của ngƣời quản lý sẽ tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, dù cuối cùng sẽ đến cổ đông.

Việc không xác định chính xác vai trò của ngƣời khởi kiện phái sinh sẽ dẫn đến việc không có quy định về quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng cho họ trong BLTTDS.

Điểm phức tạp hơn và cần sự giải quyết ở cả hai đầu là Luật Doanh Nghiệp 2014 và BLTTDS là vạch ra một lằn ranh giữa các trƣờng hợp, điều kiện và thủ tục kiện trực tiếp với các nội dung tƣơng tự trong hoạt động kiện phái sinh.

Một trong những câu hỏi cơ bản của hoạt động kiện phái sinh là ai sẽ là ngƣời chịu các chi phí tố tụng. Theo Điều 161 khoản 2 của Luật Doanh Nghiệp 2014 thì “chi

phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện”. Hiểu một cách đơn giản, cổ đông chỉ có thể đòi đƣợc tiền nếu thắng kiện.

Tuy nhiên, cách tiếp cận hợp lý này có thể vƣớng ngay ở những quy định về nghĩa vụ thanh toán một số chi phí tố tụng theo quy định của BLTTDS. Ví dụ chi phí khởi kiện trong Luật Doanh Nghiệp 2014 bao gồm những loại chi phí nào và liệu, ví dụ, chi phí luật sƣ có nằm trong nhóm này không? Điều 144 Khoản 2 của BLTTDS quy định “chi phí cho ngƣời phiên dịch, cho luật sƣ do ngƣời có yêu cầu chịu, trừ trƣờng hợp các bên đƣơng sự có thoả thuận khác” Quy định này không tƣơng thích với Điều 161 của Luật Doanh Nghiệp 2014 ở chỗ cổ đông khởi kiện nhân danh cho công ty và việc cổ đông đạt đƣợc thoả thuận với ngƣời quản lý, bị đơn, về việc trả chi phí luật sƣ là điều không tƣởng.

Do vậy, BLTTDS cần phải sửa theo hƣớng ghi nhận quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 là một điều khoản riêng rẽ và độc lập. Ngoài ra do Luật Doanh Nghiệp 2014 không tách biệt giữa khởi kiện trực tiếp và kiện phái sinh, có thể tồn tại một

nghịch lý là cổ đông kiện phái sinh vì lợi ích của mình (ví dụ nhƣ chia cổ tức trực tiếp) bằng tiền của công ty theo Điều 161 khoản 2 nêu trên.

- Sửa đổi quy định về trả lại đơn khởi kiện khi đương sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Toà án

BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015 cùng quy định thì Toà án trả đơn khởi kiện cho đƣơng sự nếu đƣơng sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong thời hạn luật định. Xét về thực tế việc đƣơng sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo thời hạn đƣợc Toà án yêu cầu cũng có thể do có những lý do chính đáng dẫn tới họ không thể thực hiện đƣợc việc sửa đổi, bổ sung này. BLTTDS quy định thời hạn cho việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện là 30 ngày (BLTTDS năm 2011), 1 tháng (BLTTDS 2015) và có thể gia hạn nhƣng không quá 15 ngày. Tuy nhiên BLTTDS không quy định rõ thời hạn 1 tháng hay gia hạn thêm 15 ngày kể từ ngày nào? Ngày ban hành văn bản thông báo hay ngày đƣơng sự nhận đƣợc văn bản thông báo? Hơn nữa, BLTTDS năm 2015 quy định cả hình thức gửi văn bản thông báo qua 02 hình thức gửi bƣu điện hoặc gửi trực tuyến. Nếu vì lý do khách quan nào đó không phải từ ngƣời khởi kiện mà họ chƣa nhận đƣợc thông báo hoặc nhận quá chậm, không có đủ thời gian để chuẩn bị sửa đổi, bổ sung đơn kiện theo yêu cầu thì sao? Do vậy, để bảo đảm quyền khởi kiện của ngƣời khởi kiện, BLTTDS cần quy định rõ thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn kiện kể từ ngày đƣơng sự nhận đƣợc văn bản thông báo của tòa án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về quyền tù do khởi kiện theo pháp luật Việt Nam trên phƣơng diện cả lĩnh vực luật nội dung và luật tố tụng đã cho thấy những thành tựu cơ bản trong việc thực hiện pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập.

Những hạn chế, bất cập và vƣớng mắc nảy sinh trƣớc hết là do pháp luật về nội dung và pháp luật tố tụng quy định về quyền tự do khởi kiện của chúng ta về vấn đề này còn thiếu cụ thể, chƣa hợp lý hoặc thiếu vắng những cơ chế cần thiết để bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của đƣơng sự. Một số quy định của BLTTDS nhƣ hoà giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai, quy định căn cứ trả đơn khởi kiện vì đƣơng sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Toà án, nội dung quy định của điều luật còn chung chung.... cũng chƣa thực sự bảo đảm quyền khởi kiện của chủ thể. Quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đƣơng sự đã hạn chế quá mức quyền khởi kiện của đƣơng sự...v.v. Ngoài ra, giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng còn thiếu sự thống nhất nhƣ quy định về cơ chế kiện phái sinh....

Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đã luận giải và đề xuất những kiến nghị có giá trị cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền tự do khởi kiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)