Trách nhiệm của Toà án, cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết các vụ án – yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 35)

yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể.

Quy định của pháp luật, khả năng nhận thức, hiểu biết của chủ thể chỉ là yếu tố cần để tạo cơ sở cho thực hiện quyền tự do khởi kiện, trách nhiệm của toà án trong việc thụ lý giải quyết vụ án là yếu tố đủ để quyền tự do khởi kiện có hiệu lực và hiệu quả trên thực tế. Tính độc lập, khách quan của Tòa án là điều không thể thiếu để bảo đảm quyền tự do khởi kiện. Pháp luật ghi nhận quyền khởi kiện của đƣơng sự nhƣng nếu nhƣ Toà án - chủ thể có thẩm quyền xem xét để chấp nhận hay bác bỏ quyền này không độc lập hoặc ngƣời tiến hành tố tụng không vô tƣ, khách quan thì việc ghi nhận quyền khởi kiện cũng chỉ là trên giấy tờ mà không đƣợc bảo đảm thực hiện trên thực tế. Sự độc lập của Toà án, sự vô tƣ, khách quan của ngƣời tiến hành tố tụng sẽ là bảo đảm cần thiết cho quyền khởi kiện đƣợc thực thi trên thực tế.

Nếu nhƣ pháp luật đã có những quy định hợp lý và minh bạch hoá về điều kiện thụ lý, căn cứ trả đơn, chuyển đơn khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án nhằm bảo đảm về mặt pháp lý quyền khởi kiện thì hoạt động tố tụng cụ thể của Toà án trong việc nhận đơn, xem xét, quyết định việc thụ lý hay không thụ lý yêu cầu của đƣơng sự, chuyển đơn khởi kiện hay đình chỉ giải quyết vụ án lại có ý nghĩa bảo đảm trên thực tế quyền tự do khởi kiện của đƣơng sự. Nếu nhƣ pháp luật đã quy định rõ ràng những trƣờng hợp mà Toà án có quyền trả lại đơn khởi kiện thì Toà án chỉ có quyền từ chối thụ lý trong những trƣờng hợp đã đƣợc quy định. Ngoài những trƣờng hợp đó thì Toà án phải xem xét thụ lý đúng thời hạn luật định. Sự chậm trễ của Toà án trong việc thụ lý mà không có lý do chính đáng, việc chuyển đơn kiện lòng vòng mà không có cơ sở pháp lý hay đình chỉ giải quyết vụ án ngoài những trƣờng hợp luật định cũng phải đƣợc coi là đã xâm phạm đến quyền tự do khởi kiện của đƣơng sự. Do vậy, để đánh giá về quyền tự do khởi kiện có đƣợc thực thi hay không thì ngoài việc căn cứ vào quy định của pháp luật cần phải xét đến hoạt động tố tụng cụ thể của Toà án trong việc thụ lý, trả đơn, chuyển đơn khởi kiện hay đình chỉ giải quyết vụ án. Thực tế thi hành BLTTDS

hơn 10 năm qua có thể thấy, quyền tự do khởi kiện của chủ thể đã bị hạn chế một phần do quy định của pháp luật hoặc do hoạt động tố tụng của toà án các cấp, nhiều vụ việc không đƣợc thụ lý giải quyết do có quy định của luật nội dung hƣớng dẫn giải quyết hoặc đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến quyền khởi kiện của chủ thể bị ảnh hƣởng. Bên cạnh đó việc Tòa án xem xét giải quyết vụ việc một cách chính xác khách quan cũng là yếu tố đảm bảo thực hiện quyền khởi kiện của chủ thể, vì việc chấp nhận, xem xét thụ lý đơn khởi kiện mới chỉ là khởi đầu của quá trình bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của đƣơng sự. Việc giải quyết yêu cầu khởi kiện đó nhƣ thế nào mới là việc bảo vệ quyền khởi kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)