Đẩy mạnh hoạt động liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy cẩm bình-hải dương (Trang 68 - 72)

IV. đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

7. Đẩy mạnh hoạt động liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước

trong và ngoài nước

lĩnh vực nào đó nhằm mục đích khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất tiềm năng thế mạnh của mỗi bên tham gia vào mối quan hệ liên kết. Đẩy mạnh công tác nâng cao uy tín của mỗi bên tham gia liên kết trên cơ sở nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Công ty có khả năng tạo được nhiều mối quan hệ trên thương trường quốc tế nhưng điểm yếu nhất hiện nay là sự hạn chế về vốn, khó khăn về vấn đề nguyên vật liệu, nguồn nguyên vật liệu hàng năm phải nhập khẩu với một số lượng làm cho giá thành sản xuất tăng. Do vậy, việc tăng cường liên kết sẽ giúp cho Công ty khai thác được những thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục được những điểm yếu của mình.

Việc tăng cường liên kết kinh tế có thể thực hiện theo hướng sau:

- Thứ nhất: Tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nguồn nguyên vật liệu, những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn. Việc tăng cường liên kết về vốn này một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển, mặt khác tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo về mặt chất lượng cũng như khối lượng một cách lâu dài và có chủ động cho Công ty. Công ty cần có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho Công ty. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho Công ty ổn định được nguồn hàng, đảm bảo ổn định sản xuất, giảm chi phí do nhập khẩu nguyên vật liệu với giá cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Tập trung đầu tư đổi mới cơ sở cũng như công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất.

- Ban hành quy chế khuyến khích người lao động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Công ty trong từng giai đoạn nhất định, ban hành quy chế với điều kiện hoàn cảnh của Công ty

trong từng giai đoạn nhất định, ban hành quy chế nghiêm ngặt về quản lý hành chính, kỹ thuật sản xuất, công tác định mức và tiêu chuẩn hoá…

Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, Công ty cần phải thực hiện đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất:

* Toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất như cao su, hoá chất, keo… cần được kiểm tra theo các tiêu chuẩn kiểm tra nguyên vật liệu của nhà nước (TCVN) hoặc tiêu chuẩn ngành.

* Khi hỗn luyện cao su phải lấy mẫu kiểm tra nhanh về: - Độ dẻo

- Độ chín sống

- Độ biến mầu của cao su * Với vải đã bồi cần kiểm tra: - Mức bám dính vải với vải - Mức bám dính mút với vải - Độ thấm keo lên mặt vải

- Vải tráng keo có đều hay bị loang ố * Kiểm tra các loại keo:

- Keo dùng cho bồi tráng vải - Keo dùng cho gò giầy - Keo dùng dán phom mũi * Kiểm tra công nghệ sản xuất

Trước đây, trong cơ chế bao cấp Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước áp dụng hình thức quản lý tập trung, quan liêu, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều thực hiện theo mệnh lệnh ban hành từ cấp trên xuống. Phương pháp quản lý theo cơ chế này đã hạn chế quyền chủ động sáng tạo của người lao động, gây nên sự ỷ lại trong công việc. Nó chính là

mảnh đất nuôi dưỡng các tệ nạn như: tham nhũng, quan liêu, lộng quyền… điều đó gây nên sự hoạt động không có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, Công ty luôn ở trong tình trạng lãi giả - lỗ thật, đời sống của cán bộ công nhân viên rất bấp bênh, Công ty ở bên bờ phá sản.

Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt sau khi cổ phần hoá đến nay phương pháp quản lý của Công ty đã có nhiều sự đổi mới dựa trên cơ sở các kế hoạch định trước có tính đến yếu tố thị trường và xét đến hiệu quả kinh tế. Công ty không can thiệp sâu vào công việc của các nhân viên để cho họ có quyền chủ động, sáng tạo trong công việc. Công ty chỉ là người luôn ở bên cạnh tạo điều kiện giúp đỡ họ trong công việc và kiểm soát, đánh giá kết quả công việc mà họ thực hiện. Nhờ đổi mới phương pháp quản lý mà công nhân viên. Tuy vậy, nó vẫn luôn luôn cần được thay đổi để ngày càng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Công ty trong cơ chế thị trường. Sự thay đổi đó có thể được thực hiện theo một xu hướng sau:

- Tiến hành phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Giao việc cho nhân viên đồng thời phải giao cho họ quyền hành thực hiện để thực hiện công việc đó. Có vậy, các nhân viên mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Xây dựng một bầu không khí làm việc đoàn kết giữa cán bộ và nhân viên, giữa các nhân viên với nhau. Mọi người hăng hái thi đua lao động để tăng năng suất, tăng chất lượng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Phát huy quyền chủ động sáng tạo của người lao động, tạo điều kiện cho họ có cơ hội để thể hiện khả năng của mình.

- Cải thiện phương pháp quản lý sao cho phối hợp chặt chẽ giữa phân công lao động và hợp tác lao động. Đây là một đòi hỏi tất yếu và rất phù hợp với đặc điểm của ngành da giầy.

- Trong sử dụng lao động phải kết hợp với thù lao lao động hợp lý, có chế độ thưởng phạt vật chất, tinh thần, tăng cường kỷ luật lao động.

- Không ngừng tổ chức đào tạo để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Từ đó có thể tăng hiệu quả của công tác quản lý trong Công ty,

Tóm lại, Công ty phải sử dụng tổng hợp các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và ngày càng đứng vững hơn trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy cẩm bình-hải dương (Trang 68 - 72)