Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó Trong khâu sản xuất

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy cẩm bình-hải dương (Trang 52 - 54)

IV. đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

1. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó Trong khâu sản xuất

1.1. Trong khâu sản xuất

- Năng suất lao động thấp so với mức bình quân của ngành, nguyên nhân:

+ Công nghệ sản xuất giày mà Công ty đang sử dụng là công nghệ ép dán, sử dụng nhiều lao động thủ công. Các khâu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động của toàn chuyền như chặt, gò ráp, bôi đen đều thực hiện thủ công là chính

+ Cân đối năng lực sản xuất giữa các khâu chưa hợp lý. Đối với dây chuyền sản xuất giày da thì khâu chặt là khâu tốn nhiều thời gian nhất, năng lực sản xuất của chuyền chặt là 4 máy, công suất mỗi máy là 320đôi/ca. Trong khi đó khâu chỉnh lý năng suất một người/ca là 200đôi.

- Việc bố trí sản xuất chưa hợp lý: dây chuyền sản xuất giày da được phân làm 5 dây chuyền nhỏ: chặt, may, gò, chỉnh lý, hoàn tất. Theo như quy trình sản xuất thì thành phẩm từ khâu chặt được đưa sang chuyền may, sau đó về chuyền gò, chỉnh lý và cuối cùng là hoàn tất. Nhưng chuyền chặt và chuyền may lại bố trí xa nhau do có sự mất cân đối năng lực sản xuất giữa các chuyền cho nên bán thành phẩm từ khâu chặt chuyển vào kho, sau đó chuyền may lại vào kho lấy tiếp tục chu trình sản xuất.

- Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa thực sự cao, nguyên nhân công nghệ ép dán ở chỉ mức hiện đại trung bình so với công nghệ ép đùn và công nghệ lưu hoá. Công nghệ ép đùn là loại công nghệ sản xuất giày tiên tiến của thế giới, hiện nay chỉ các Công ty liên doanh với Hàn Quốc, Đài Loan và các Công ty đầu ngành mới có. Trình độ tay nghề của công nhân còn thấp, bậc thợ bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty là …….

+ Việc tuân thủ định mức kỹ thuật chưa thật chặt chẽ. Ví dụ: Định mức tiêu hao cho 1000 đôi giày là 25Kg keo dán PU339 cho loại giày CP 10 nhưng khi thực hiện lại tiêu tốn 28Kg.

+ Ngoài ra do đơn hàng số lượng ít cho nên chi phí công cụ, dụng cụ chiếm phần lớn giá thành cho mỗi đơn hàng từ 2000 đến 3000 đôi thì chi phí dao cắt và phom giày chiếm từ 10 đến 15% giá thành.

Trong hoạt động xuất khẩu:

Công ty đang kinh doanh theo phương thức: gia công theo đơn đặt hàng, nguyên liệu chủ yếu do bên thuê gia công cung cấp với giá khá cao chứ chưa tự mua nguyên vật liệu, tự xuất khẩu trực tiếp cho đối tác. Điều này dẫn đến tình trạng là: doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không những không tăng mà còn giảm qua các năm do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, giá nguyên vật liệu giá thuê nhân công tăng… Yêu cầu đặt ra cho công ty là phải thay đổi phương thức xuất khẩu theo hướng giảm dần hình thức xuất khẩu gián tiếp ( gia công cho nước ngoài) sang hình thức xuất khẩu trực tiếp.

1.3. Tồn tại trong khâu quản lý: Chưa xây dựng được chiến lượckinh doanh, kế hoạch kinh doanh trong dài hạn. kinh doanh, kế hoạch kinh doanh trong dài hạn.

Chiến lược kinh doanh đưa ra các định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thịên, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phương pháp cơ bản để đạt mục tiêu đó. Song công ty chưa thực sự hoạch định được chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh trong dài hạn cho mình.

1.4.Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp.

Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả ở trên, ta có thể thấy các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh là thấp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra cho công ty hiện nay là cần phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢNXUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH

HẢI DƯƠNG.

I.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIANTỚI. TỚI.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy cẩm bình-hải dương (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w