III. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doah của công ty của công ty.
2. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận
*Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
• Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh SVVKD =
Bảng 16: Số vòng quay cuả toàn bộ vốn kinh doanh Đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 200 2 2003 200 4 2005 DT 64 91 123 163 189 VKD 26 31 39 45 50 Số vòng (đơn vị: vòng) 2,5 2,9 3,2 3,6 3,78 Tốc độ tăng số vòng quay (%) 16 10,3 12,5 5
Nhận xét: số vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng càng cao. Qua bảng 16 ở trên ta nhận thấy số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh thuộc loại khá cao ( trung bình của ngành khoảng 3 vòng) và ngày càng tăng nhưng tốc độ tăng thì ngày càng giảm. Đạt được kết quả đó là do công ty nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng nhưng chỉ là qua tổ chức trung gian.
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định có rất nhiều chỉ tiêu nhưng để phù hợp nhất với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty nên sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:
* Sức sản xuất của tài sản cố
định =
Tổng doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ * Sức sinh lời của tài sản cố
định =
Lợi nhuận thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
* Suất hao phí của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐTổng doanh thu thuần Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông qua các thông số ở bảng cho dưới đây.
Bảng 17: Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng DTT 10973 11346 12680,6 16328 18945
Lợi nhuần thuần 3100 3600 3500 300 2800
Nguyên giá TSCĐ 14601 17480 21675,707 24867,97 27980,7 SSX của TSCĐ 0,7515 0,649 0,585 0,6565 0,677 SSL của TSCĐ 0,2123 0,206 0,162 0,121 0,1
SHP cuả TSCĐ 1,331 1,54 1,71 1,52 1,48
Sức sản xuất của tài sản cố định không có nhiều sự thay đổi qua các năm. Ta có thể thấy được điều đó qua biểu dưới đây.
Biểu 4: Sức sản xuất của tài sản cố định
Qua việc theo dõi các chỉ tiêu của tài sản cố định, suất hao phí tài sản cố định nhận thấy có sự chuyển biến không tích cực trong hiệu quả sản xuất tài sản cố định. Suất hao phí của tài sản cố định tăng dần từ các năm 2001 – 2003 và giảm dần từ các năm 2003 - 2005, ta có thể thấy được điều đó qua biểu dưới đây.
Biểu 5: suất hao phí của tài sản cố định
Nhận xét
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định không cao và không có xu hướng chuyển biến tích cực trong thời gian qua ví dụ như năm 2003 sức sản xuất của tài sản cố định đạt 0,585 đồng và sức sinh lời đạt 0,162 đồng trong khi mức bình quân của ngành da giày lần lượt đạt 3 đồng và 0,6 đồng. Rõ ràng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty thấp hơn so với mức bình quân của ngành do chưa tận dụng hết cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.