Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy cẩm bình-hải dương (Trang 65 - 66)

IV. đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

5. Giải pháp về vốn

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải óc một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh cũng như quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.

Hiện nay, trong tình trạng chung của doanh nghiệp hầu hết là sự thiếu vốn sản xuất kinh doanh trầm trọng, Công ty cần phải có biện pháp hữu hiệu để huy động vốn. Thực tế cho thấy tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn của Công ty còn tương đối cao chiếm 70%, do vậy trong việc huy động vốn trong những năm gần đây bằng cách đi vay là tương đối khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, Công ty cần tập trung vào giải quyết theo một hướng sau:

- Giải quyết triệt để những thành phần ứ đọng như giầy, dộp sandal và một số sản phẩm bằng da bị tồn kho lâu ngày bằng cách bán hạ giá nhàm giải phóng và thu hồi vốn.

- Công ty cần có những biện pháp mềm mỏng đối với khách hàng mua chịu để thu hồi được nợ nhưng đồng thời cũng không làm mất khách hàng.

- Huy động vốn góp dưới dạng cổ phần của cán bộ công nhân viên, các cá nhân bên ngoài… để tăng cường vốn tự có cho Công ty, giảm hệ số nợ.

- Sử dụng tạm thời các quỹ khấu hao, quỹ phát triển sản xuất, các khoản nợ chưa trả như: tiền lương, BHXH, các khoản nộp ngân sách, nợ đối tác… để tăng cường nguồn vốn kinh doanh cho Công ty.

- Công ty cần phải có biện pháp chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, đầu tư theo chiều sâu, đầu tư vào những lĩnh vực đem lại hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn nhanh.

- Định kỳ tháng, quý, năm Công ty phải xây định lượng tồn kho gồm: vật tư, thành phẩm, sản phẩm dở dang là bao nhiêu để xây định nhu

cầu cần bổ sung vốn và điều chỉnh lại chính sách quản lý nguyên liệu, chính sách tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp.

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải tính toán kỹ lưỡng trước những biến động của thị trường để ứng xử linh hoạt, hợp lý bảo toàn vốn và hạn chế thua thiệt xảy ra.

- Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng khâu từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh bằng cách giảm các chi phí thu mua, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời giảm thời gian dự trữ nguyên vật liệu, điều độ quá trình sản xuất phù hợp với tốc độ tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng tồn kho không dự kiến, giảm được hiện tượng ứ đọng vốn. Những điều này Công ty có thể thực hiện được trong tầm tay, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Ngoài việc sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty cần phải biết tiết kiệm chi phí để chống lãng phí trong hoạt động hành chính, tập trung vốn có hiệu quả.

Bằng các giải pháp trên mục tiêu của Công ty là sẽ có được nguồn vốn sản xuất kinh doanh khoảng 30 tỷ đồng vào năm 2007 tăng 123% so với năm 2005 (24,164tỷ đồng) trong đó vốn cố định khoảng 16,2 tỷ đ.. Lợi nhuận của Công ty là 4,5 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt khoảng 15%.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy cẩm bình-hải dương (Trang 65 - 66)