Bổ sung quy định về cơ chế kiểm tra giám sát thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mua sắm công ở việt nam luận văn ths luật 6 01 05 (Trang 102 - 103)

38 Năm 2002, tình hình này cũng được cải thiện qua số liệu thống kê về giá trị thông qua đấu thầu cạnh tranh chiếm 65% tổng giá trị đấu thầu Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3.3.2 Bổ sung quy định về cơ chế kiểm tra giám sát thực hiện hợp đồng.

Như trên đã phân tích, mua sắm công là một quá trình và giám sát thực hiện hợp đồng là một khâu của quá trình đó. Mua sắm công sẽ không thực sự có hiệu quả nếu buông lỏng quá trình giám sát thực hiện hợp đồng.

Nếu như công việc đấu thầu được hoàn thành bởi cơ quan tổ chức đấu thầu và nhà thầu thì hợp đồng sau khi ký kết thông thường sẽ được chuyển giao cho một cơ quan khác giám sát thực hiện, lúc này xuất hiện quan hệ giữa cơ quan giám sát thực hiện hợp đồng và nhà thầu. Việc đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện đúng hạn, tránh được tình trạng chi phí gia tăng và đảm bảo chất lượng tốt lại phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan quản lý hợp đồng này. Việc giám sát thực hiện hợp đồng phải được thực hiện trong suốt thời hạn hợp đồng và bao gồm các công việc như xem xét các báo cáo của nhà thầu, kiểm tra thực tế, nghiệm thu, kiểm toán sau hợp đồng và bao gồm cả việc lấy ý kiến của nhân dân (đối với các công trình phúc lợi xã hội) nữa, trong đó, việc kiểm tra giám sát thường xuyên quá trình thực hiện hợp đồng từ phía cơ quan nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Thêm vào đó, hoạt động kiểm tra sát sao quá trình thực hiện hợp đồng còn hạn chế được tình trạng nhà thầu bỏ giá

thấp và trong quá trình thực hiện hợp đồng tìm cách tăng giá hợp đồng là vấn đề bấy lâu nay gây nhiều tranh cãi.

Quy chế đấu thầu được sửa đổi gần đây cũng đưa nội dung kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng vào thành một trong những nội dung của kiểm tra định kỳ quá trình thực hiện hợp đồng (Điều 59 khoản 1 mục b). Tuy nhiên, đây chỉ là quy định đối với vấn đề “hậu kiểm”, mà “hậu kiểm” nhiều khi chỉ đưa ra được kết luận về các vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng, phục vụ cho mục đích áp dụng các chế tài và kiện tụng mà ít khi đạt được mục đích khắc phục những sai phạm này và đạt được mục tiêu cuối cùng là đem lại hiệu quả thực sự cho quá trình mua sắm công. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Quyết định số 18/2003/QĐ-TTg ngày 27/6/2003 ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên, những quy định này còn mang tính chất cục bộ, chuyên ngành chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng và chưa thể áp dụng được đối với hoạt động giám sát thực hiện hợp đồng trong mua sắm công nói chung. Thêm vào đó, những quy định này của Bộ Xây dựng mang nặng tính chất quản lý hành chính mà không dựa trên nguyên tắc của quan hệ hợp đồng.

Vì vậy, chúng tôi kiến nghị, nội dung về giám sát thực hiện hợp đồng phải được đưa vào thành một chương riêng biệt trong những văn bản chung nhất của mua sắm công (sắp tới là Pháp lệnh đấu thầu và trong tương lai là Luật về mua sắm công), trong đó, không chỉ dừng lại việc quy định giám sát hợp đồng ở giai đoạn “hậu kiểm” bởi cơ quan giám sát quá trình mua sắm công, mà cần quy định rõ quá trình này phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trước hết và chủ yếu bởi cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện mua sắm. Các nội dung về nội dung kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng phải được quy định cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mua sắm công ở việt nam luận văn ths luật 6 01 05 (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)