Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếunại tố cáo trong hoạt động mua sắm công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mua sắm công ở việt nam luận văn ths luật 6 01 05 (Trang 62 - 65)

28 Hai ví dụ điển hình là đấu thầu Nhà máy nhiệt điện Phả lại 2 và Sân vận động Quốc gia Mỹ đình Trong khi việc đánh giá thầu còn đang được tiến hành thì báo chí đã đưa tin chi tiết về các vấn đề đang được đánh giá Kết quả là quá trình đánh giá, xét duyệt kéo dài hàng năm.

3.5 Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếunại tố cáo trong hoạt động mua sắm công.

động mua sắm công.

Cơ chế phân cấp mạnh mẽ như phân tích ở phần trên phải gắn liền với cơ chế giám sát chặt chẽ thì mới đảm bảo được hiệu quả thực sự của việc sử dụng đồng vốn trong mua sắm công.

Cùng với việc tăng cường phân cấp, Nghị định 66 sửa đổi bổ sung Quy chế đấu thầu cũng quy định các hoạt động kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác đấu thầu và các nội dung cụ thể về xử lý vi phạm (Khoản 24, 25 và 26 Điều 1 NĐ

66/CP).

Việc kiểm tra thực hiện đấu thầu được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất đối với các nội dung về tình hình thực hiện đấu thầu như: Kế hoạch đấu thầu, Chỉ định thầu, Kết quả đấu thầu, Giá ký hợp đồng, tình hình thực hiện hợp đồng, phát hiện vướng

mắc và đề xuất biện pháp xử lý lên người có thẩm quyền.

Việc thanh tra đấu thầu được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm Quy chế đấu thầu do cơ quan kiểm tra đề xuất hoặc khi người có thẩm quyền yêu cầu. Các nội dung thanh tra gồm: cơ sở pháp lý thực hiện gói thầu (Kế hoach đấu thầu, Hồ sơ mời

thầu, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu…), quy trình theo quy định, các ý kiến thắc mắc, ý kiến bảo lưu…

Nghị định 66 cũng quy định một loạt các hành vi vi phạm Quy chế đấu thầu đối với Nhà thầu bao gồm: gian lận, hối lộ, thông đồng, móc ngoặc, lập thiết kế thi công không chuẩn xác dẫn đến lãng phí, giám sát thi công thiếu trách nhiệm, không

thực hiện đúng phạm vi công việc, thoả thuận giữa các bên, không thực hiện hợp đồng với những lý do mà không phải là bất khả kháng. Biện pháp xử lý đối với Nhà

thầu vi phạm là bị đăng tải trên Tờ thông tin và trang Web về đấu thầu của Nhà nước, nếu vi phạm 3 lần sẽ bị cấm dự thầu 1 năm. Tiếp đó, lại vi phạm 3 lần thì sẽ bị

cấm dự thầu 2 năm và nếu tiếp tục vi phạm 3 lần thì sẽ bị cấm dự thầu 3 năm. Nếu còn xảy ra vi phạm thì bị cấm vĩnh viễn không được dự thầu.

Các hành vi vi phạm đối với Bên mời thầu bao gồm tiết lộ bí mật hồ sơ, tài liệu và thông tin, thông đồng, mắc ngoặc, gian lận. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị kỷ luật như không cho tiếp tục tham gia công tác đấu thầu, bồi thường thiệt hại (nếu có), xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để thực hiện tốt việc giám sát hoạt động mua sắm công, bên cạnh cơ chế thanh tra, kiểm tra là cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo. Có thể nói rằng, cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo là nền tảng để thực hiện tốt chức năng mua sắm công, bởi vì đây chính là thực hiện cơ chế giám sát từ bên ngoài. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có một cơ chế thiết thực để cho các nhà thầu có thể khiếu nại với các quyết định của các cơ quan nhà nước trong quá trình mua sắm. Mặc dù, hiện tại, theo Quy chế đấu thầu, việc khiếu nại của các nhà thầu đã được thừa nhận nhưng trên thực tế không có một cơ chế riêng cho việc giải quyết những khiếu nại đó. Vì vậy, việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực mua sắm công mặc dù có những yêu cầu riêng nhưng vẫn sẽ phải áp dụng những quy định chung về giải quyết khiếu nại tố cáo. Đó là Luật khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính.

Theo Luật khiếu nại, tố cáo, công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có đủ căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại tố cáo này là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trước khi khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà họ cho là trái pháp luật; trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền.

Tóm lại, pháp luật về mua sắm công đã điều chỉnh được hầu hết các mối quan hệ phát sinh, phát triển trong lĩnh vực Mua sắm công, đã thể hiện được các nguyên tắc minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả kinh tế đặt ra. Tuy nhiên, pháp luật về mua sắm công cũng còn những bất cập khó tránh khỏi, là những vấn đề cần khắc phục trong quá trình tiếp tục xây dựng pháp luật về mua sắm công trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mua sắm công ở việt nam luận văn ths luật 6 01 05 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)