4. Thực tiễn tổ chức thực hiện mua sắm công trong thời gian qua.
4.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động mua sắm công
Trong một thời gian không dài nhưng chúng ta đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động mua sắm công. Kết quả đầu tiên đó là Hiểu biết và nhận thức của các cấp, các ngành về mua sắm công không ngừng được nâng cao.
Như trên đã trình bày, kết quả của hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là kết quả rất đáng ghi nhận trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mua sắm công trong thời gian qua. Song song với quá trình đó, các bộ, ngành cũng lần lượt ban hành các văn bản hướng dẫn các hoạt động có liên quan đến công tác đấu thầu như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Các địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Yên Bái, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Phước đã ban hành các quy định về trình tự thực hiện đấu thầu trong phạm vi quản lý của mình. Trong lĩnh vực quản lý của mình, các bộ, các Tổng Công ty Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam. Điều này thể hiện rằng, các cấp các ngành đã dành sự quan tâm thích đáng tới lĩnh vực mua sắm công.
Kết quả tiếp theo đó là Đấu thầu đã được các cấp các ngành cũng như toàn xã hội thừa nhận là một phương thức thực hiện mua sắm công tiên tiến.
Qua một thời gian ngắn áp dụng Quy chế đấu thầu, nhận thức của các cấp các ngành về công tác đấu thầu đã được nâng cao, coi đây là một biện pháp quản lý kinh tế tiên tiến, phù hợp với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước. Đấu thầu đã trở thành phương thức phổ biến để thực hiện mua sắm công, đã và đang đem lại hiệu
quả rõ rệt xét về nhiều khía cạnh. Đấu thầu đã được coi là động lực tạo ra sự cạnh tranh mang lại hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Đấu thầu cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của mọi thành phần kinh tế nên được toàn xã hội quan tâm và hưởng ứng, đặc biệt dành được sự hoan nghênh nhiệt tình của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thể hiện bằng việc ngày càng có nhiều cơ sở kinh tế thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đấu thầu và thắng thầu.
Một kết quả khác đã được định lượng là Mức độ tiết kiệm đạt được của hoạt động mua sắm công ngày càng tăng Hoạt động đấu thầu đã đem lại khoản tiết kiệm đáng kể cho nguồn vốn nhà nước trong những năm qua. Mức độ tiết kiệm này thể hiện ở tỷ lệ chênh lệch giữa giá gói thầu (theo kế hoạch đấu thầu) và giá trúng thầu. Tỷ lệ này thường đạt từ 10% đến 15%. Theo phân cấp, một số gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, số còn lại thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành và địa phương. Kết quả cho thấy các gói thầu có giá trị lớn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng có mức tiết kiệm qua các năm cao hơn so với các gói thầu do các Bộ, ngành và địa phương quyết định. Số liệu cụ thể được thể hiện trong Bảng 1. Rõ ràng, bằng phương thức đấu thầu, chúng ta đã tiết kiệm được một giá trị đáng kể cho ngân quỹ quốc gia. Nhìn một cách tổng thể, hầu hết các gói thầu có giá trúng thầu thấp hơn nhiều so với giá gói thầu đều phản ánh đúng quy luật của nền kinh tế thị trường. Các gói thầu này sau khi thực hiện được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định của hợp đồng. Để có được những giá bỏ thầu thấp như thế, các nhà thầu đều đã phải tính toán chi phí hợp lý sát với thực tế và quản lý thực hiện hợp đồng tốt. Có nhà thầu chỉ cần đảm bảo có công ăn việc làm mà không tính lãi. Thậm chí, có nhà thầu chịu lỗ để chiếm lĩnh thị trường. Điển hình là gói thầu xây dựng quốc lộ 5, đoạn từ km 0 đến km 47, Nhà thầu tự chịu chi phí chung và lãi khoảng 10 triệu USD không tính vào giá hợp đồng. Một nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này cũng cần phải nhắc tới là công tác lập dự toán, tính giá gói thầu của phía Chủ đầu tư chưa được tốt, do đó mà giá gói thầu ước tính còn quá cao (Xem Bảng 2).
Bảng 1: Mức độ tiết kiệm của hoạt động mua sắm công thông qua đấu thầu trong 5 năm gần đây
Năm Chỉ tiêu Gói thầu thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Thủ tướng
Gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ, ngành, địa phương Tổng cộng 1998 Tổng số gói thầu 126 4.451 4.577
Giá gói thầu 2.423,2 1.161,2 3.584,4
Giá trúng thầu 2.179,7 1.004,7 3.184,4
Giá trị tiết kiệm 243,5 156,5 400
Tỷ lệ tiết kiệm 10% 13,5% 11,2%
1999 Tổng số gói thầu 112 9.511 9.623
Giá gói thầu 803,6 1.589,15 2.329,75
Giá trúng thầu 637,5 1.424,02 2.061,52
Giá trị tiết kiệm 166,10 162,13 331,23
Tỷ lệ tiết kiệm 20,7% 10,39% 13,84%
2000 Tổng số gói thầu 94 21.257 21.351
Giá gói thầu 950,48 2.696,57 3.647,05
Giá trúng thầu 798,92 2.391,17 3.190,09
Giá trị tiết kiệm 151,56 305,4 456,96
Tỷ lệ tiết kiệm 15,95% 11,32% 12,53%
2001 Tổng số gói thầu 82 22.574 22.656
Giá gói thầu 1.203,17 3864.83 5.068
Giá trúng thầu 1.013,85 3545.15 4.559
Giá trị tiết kiệm 189,32 337.68 527
Tỷ lệ tiết kiệm 15,7% 9% 10,5%
2002 Tổng số gói thầu 79 24.687 24.768
Giá gói thầu 1.579 4.240 5.819
Giá trúng thầu 1.332 3.988 5.320
Giá trị tiết kiệm 4.098 151 498
Tỷ lệ tiết kiệm 13,2% 6% 8,6%
Bảng 2: Giá một số gói thầu thực hiện trong năm 2000
Đơn vị: Triệu USD
TT Tên gói thầu Giá gói
thầu Giá trúng thầu Nhà thầu trúng thầu Giá trị giảm so với giá Tỷ lệ % giá trúng thầu /
trúng thầu giá gói thầu
1 4 gói dự án WB2 38,1 30,6 Liên danh 7,5 80,3
2 Gói R1 Quốc lộ 10 7,5 3,5 Việt nam 4,0 53,3
3 Gói R5 Quốc lộ 10 19,2 11,7 Việt nam 7,5 60,9
4 Gói 1 Quốc lộ 18 34,6 30,9 Việt nam 3,7 89,3
5 Liên doanh lúa mỳ
Việt nam 0,5 0,235 Việt nam 0,265 47 6 Gói 1 Hầm Hải vân 114,6 73 Liên danh 41,5 63,7 7 XD cảng Cái Lân 63 37,2 Nhật bản 25,8 59
Một kết quả tiếp theo cũng cần đề cập tới là Công tác quản lý nhà nước về mua sắm công ngày càng được tăng cường. ông tác quản lý nhà nước về mua sắm công ngày càng được tăng cường bằng việc đẩy mạnh cơ chế phân cấp, theo nguyên tắc cấp trên chỉ phê duyệt những gói thầu và các nội dung quan trọng, còn lại uỷ quyền hoặc phân cấp cho cấp dưới thực hiện. Trong những năm qua, số lượng các gói thầu mà kết quả đấu thầu thuộc trách nhiệm thẩm định của Bộ Kế hoạch đầu tư và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đã giảm dần. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt những gói thầu thuộc các dự án mà Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Điều đó đã chứng tỏ rằng Chính phủ giảm bớt sự can thiệp vào công việc mua sắm của các bộ, ngành và địa phương, tạo sự chủ động cho các cơ quan này để có thể giảm bớt thời gian mua sắm.
Thay vì trực tiếp can thiệp vào công việc mua sắm của các bộ, ngành và địa phương, công tác quản lý mua sắm công được thực hiện bằng việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện về công tác mua sắm nói chung và công tác đấu thầu nói riêng, tổ chức nhiều khoá đào tạo, tuyên truyền phổ biến pháp luật về mua sắm công để nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác mua sắm, tăng cường hoạt động thanh kiểm tra.
Ví dụ, về công tác đào tạo tập huấn, trong năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức 6 lớp tập huấn phổ biến Nghị định 66/CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Quy chế Đấu thầu (2 lớp tại Hà Nội, 1 lớp tại TP.HCM, 1 lớp tại Đà Nẵng, 1 lớp tại Cần Thơ và 1 lớp tại Bạc Liêu), đồng thời phối hợp với các Bộ ngành, địa phương
tham gia phổ biến Quy chế Đấu thầu tại 54 lớp, với tổng số khoảng 3010 lượt người tham dự. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thường xuyên trao đổi với nhiều đơn vị để giải đáp những vướng mắc về đấu thầu, tạo điều kiện để các Bộ ngành, địa phương, các đơn vị quán triệt hơn và thống nhất trong quá trình thực hiện các quy định của Nhà nước về đấu thầu.
Ngoài ra, thông qua đấu thầu kinh nghiệm và năng lực của các Nhà thầu trong nước được nâng cao cũng là một kết quả đáng ghi nhận. Thông qua hoạt động đấu thầu, nhiều nhà thầu trong nước đã có cơ hội để thử thách và đã cạnh tranh được với nhà thầu quốc tế. Nhiều nhà thầu trong nước trước đây chỉ tham gia với tư cách là Nhà thầu phụ đối với các gói thầu đấu thầu quốc tế thì nay đã có thể đơn phương tham dự và đã trúng thầu nhiều gói thầu có quy mô khá lớn. Nhiều nhà thầu trong nước đã không chỉ trúng thầu các gói thầu trong nước mà còn trúng thầu các gói thầu được thực hiện ở nước ngoài như các gói thầu tại Lào, Campuchia, Philippines. Một số nhà thầu đã có đủ năng lực thực hiện gói thầu EPC có giá trị lớn như Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Lắp máy Việt nam mà ở những gói thầu này không chỉ đòi hỏi năng lực cung cấp vật tư thiết bị, xây lắp mà còn cả năng lực quản lý, điều hành thực hiện dự án.
Nguyên nhân chủ yếu là qua đấu thầu, để có thể cạnh tranh được với các nhà thầu khác, các nhà thầu trong nước phải tự vươn lên để tồn tại. Mặt khác, sự trưởng thành này cũng do chính sách ưu tiên hỗ trợ của Chính phủ đối với Nhà thầu trong nước nhằm tạo điều kiện và cơ hội chocác nhà thầu trong nước từng bước phát triển.