Một số kiến nghị nhằm tiếp tục xây dựng pháp luật về mua sắm công ở Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mua sắm công ở việt nam luận văn ths luật 6 01 05 (Trang 90 - 94)

sau:

- Hệ thống pháp luật về mua sắm công bao gồm những quy định toàn diện, thống nhất, trong đó, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất về mua sắm công là văn bản luật; đặc biệt, văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về mua sắm công (hoạt động mang tính quản lý) và văn bản điều chỉnh hoạt động đấu thầu (hoạt động mang tính quy trình nghiệp vụ) là riêng biệt.

- Các quy định về giải quyết khiếu nại hết sức rõ ràng, đảm bảo giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả các khiếu nại; Chế tài áp dụng đối với các vi phạm về mua sắm công được quy định rõ ràng, cụ thể và có tính thực thi;

- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát quá trình mua sắm được quy định rất rõ ràng, chức năng kiểm tra giám sát tách biệt với chức năng thực hiện mua sắm;

- Mỗi nước đều xây dựng được một cơ chế thực hiện mua sắm công phù hợp với điều kiện của nước mình;

- Công tác đào tạo cán bộ được hết sức chú trọng;

3. Một số kiến nghị nhằm tiếp tục xây dựng pháp luật về mua sắm công ở Việt nam Việt nam

3.1 Bãi bỏ những quy định chồng chéo, mâu thuẫn hiện có trong pháp luật về mua sắm công, bổ sung những quy định còn thiếu, tiến tới xây dựng một đạo mua sắm công, bổ sung những quy định còn thiếu, tiến tới xây dựng một đạo luật riêng biệt về mua sắm công.

Như đã phân tích ở chương 2, các quy phạm pháp luật hiện tại của Việt Nam về mua sắm công vừa có những điểm còn thiếu, vừa có những điểm còn chồng chéo mâu thuẫn nhau. Vì vậy, trong thời gian trước mắt, để tiếp tục xây dựng pháp luật về mua sắm công, chúng ta phải bãi bỏ những quy định chồng chéo, mâu thuẫn này, đồng thời bổ sung những quy định còn thiếu. Cụ thể là:

- Bổ sung kịp thời những quy định còn thiếu về mua sắm công, trước hết là những quy định về nguồn vốn thực hiện mua sắm và cơ chế cụ thể để giải quyết khiếu nại trong mua sắm công.

- Bãi bỏ tất cả những quy định về trình tự và thủ tục đấu thầu nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác mà không phải là Quy chế đấu thầu, trước hết mà các quy định về đấu thầu của Luật Thương mại, Luật Xây dựng. để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Thay vào đó, cần quy định “Việc tổ chức đấu thầu thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về đấu thầu”.

Tuy nhiên, giải pháp trên đây chỉ là giải pháp được đề xuất cho việc tiếp tục xây dựng pháp luật về mua sắm công trong thời gian trước mắt, tức là cho việc ban hành Pháp lệnh đấu thầu trong thời gian sắp tới. Trong kế hoạch hoàn thiện pháp luật về mua sắm công dài hạn hơn, chúng tôi xin đề xuất rằng chúng ta phải xây dựng được một đạo luật riêng về mua sắm công. Đạo luật về mua sắm công sẽ là sự tổng hợp tất cả các quy định về mua sắm công hiện tại còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, quy định đầy đủ mọi vấn đề về mua sắm công như sắm công như trình tự quản lý và sử dụng các nguồn vốn công trong mua sắm trong đó hình thức và quy trình đấu thầu chỉ là những quy định mang tính chất kỹ thuật, hệ thống cơ quan nhà nước thực hiện, quản lý và giám sát hoạt động mua sắm, đội ngũ cán bộ thực hiện việc mua sắm, quản lý thông tin về mua sắm, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong mua sắm công và chế tài áp dụng, chế độ pháp lý về hợp đồng.

Yêu cầu phải ban hành một đạo luật riêng về mua sắm công trước hết xuất phát từ yêu cầu đảm bảo tính thống nhất và toàn diện của pháp luật về mua sắm công. Rõ ràng như trên đã phân tích, các quy định liên quan đến mua sắm công hiện tại còn nằm ở nhiều nơi, không chỉ ở các văn bản dưới luật, mà còn nằm ở các luật và pháp lệnh. Những văn bản này đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Pháp lệnh đấu thầu nếu ra đời vẫn sẽ không đủ hiệu lực để quy định rằng các văn bản khác quy định trái với pháp lệnh là vô hiệu. Vì vậy, văn bản điều chỉnh cao nhất đối với hoạt động mua sắm công phải được ban hành dưới hình thưc luật.

Thứ hai, đạo luật riêng về mua sắm công phải được ban hành như là một công cụ thống nhất để quản lý việc sử dụng nguồn lực công. Ở đây, không nên chỉ dừng lại ở khái niệm các nguồn vốn, để rồi nguồn vốn khác nhau thì lại có các quy định về quản lý sử dụng khác nhau, dẫn đến là có các cơ quan có thẩm quyền khác nhau chủ trì việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đó. Hơn hết, các nguồn vốn dù khác nhau, nhưng nếu cùng là nguồn lực công thì đều phải được quản lý sử dụng thống nhất bằng một đạo luật chung. Các nghị định hiện tại về đấu thầu được coi là những quy định chủ yếu về mua sắm công của Việt Nam cũng chủ yếu dừng lại ở việc quy định những hình thức, thủ tục mua sắm mà thôi.

Thứ ba, yêu cầu ban hành đạo luật riêng về mua sắm công xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề cán bộ, công chức trong việc thực hiện mua sắm công. Hiện nay, các cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực mua sắm công vẫn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật nói chung về cán bộ công chức. Trong khi đó, cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực mua sắm công lại có những đặc thù. Điểm đặc thù ở đây trước hết thể hiện ở yêu cầu đặt ra đối với các cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực này không chỉ có những kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải có cả các kỹ năng cần thiết về pháp lý, thương mại, các am hiểu về thực tiễn mua sắm. Thêm vào đó, công việc của họ lại phải giao tiếp với các nhà cung cấp, những người luôn sử dụng mọi nỗ lực để có được hợp đồng. Vì vậy, những người làm việc trong lĩnh vực này đặc biệt phải có phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối “cần, kiệm, liêm,

chính” “chí công vô tư”. Vì vậy đòi hỏi pháp luật phải có những quy phạm dành riêng cho cán bộ công chức hoạt động trong lĩnh vực mua sắm công. Bên cạnh việc đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi đối với cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực pháp luật cần phải có các quy định về chế độ đào tạo, tuyển dụng, các quy định đảm bảo điều kiện vật chất tối thiểu để họ có thể thực sự “cần, kiệm, liêm, chính” “chí công vô tư”. Ngoài ra, các pháp luật cũng phải có những quy định để bảo vệ cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực này, những người làm việc trong môi trường luôn luôn có nhiều thách thức này. Để giải quyết những vấn đề này, nếu chỉ áp dụng những Pháp lệnh hiện tại về cán bộ, công chức thì sẽ không đủ. Vì vậy mà cần một đạo luật riêng về mua sắm công để quy định những vấn đề mang tính chất đặc thù này.

Thứ tư, cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực mua sắm công cũng đòi hỏi phải ban hành một đạo luật riêng về mua sắm công. Quan hệ phát sinh trong lĩnh vực mua sắm công là quan hệ đặc biệt, được thiết lập giữa một bên là các cơ quan, cán bộ nhà nước, những người được phép sử dụng quyền lực công để chi tiêu các nguồn lực công và một bên chủ yếu là các nhà cung cấp trong khu vực kinh tế tư nhân. Các quyết định sai lầm, không kịp thời của các cơ quan nhà nước sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực công mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của khu vực kinh tế tư nhân, làm giảm môi trường cạnh tranh, làm giảm lòng tin vào các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng nguồn lực công. Vì vậy, một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng cần phải được thiết lập như là người trọng tài công tâm trong một sân chơi. Cơ chế này phải cho phép giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn mọi tranh chấp xảy ra. Cơ chế này không chỉ cho phép áp dụng các biện pháp chế tài đối với các nhà cung cấp nếu họ vi phạm luật lệ, mà còn cho phép các nhà cung cấp được thực hiện những biện pháp tự bảo vệ mình, giành cho các nhà cung cấp quyền khiếu nại và được giải quyết khiếu nại một cách minh bạch, đưa ra những biện pháp chế tài có hiệu quả áp dụng đối với các nhà cung cấp và cả những cán bộ nhà nước có biểu hiện tham nhũng và thông đồng trong quá trình thực hiện mua sắm công. Các quy định này thực sự là thiếu trong pháp luật về mua sắm công

hiện tại, cần thiết phải có một đạo luật riêng về mua sắm công quy định chi tiết về vấn đề này.

3.2 Tiếp tục xây dựng các quy định về hình thức và quy trình đấu thầu.

Như trên đã phân tích, đấu thầu là những quy định cốt lõi của pháp luật về mua sắm công. Trong thời gian qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đấu thầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm cần thiết được hoàn thiện hơn nữa, đó là các quy định liên quan đến các vấn đề sau đây:

3.2.1 Đối với các quy định về các hình thức đấu thầu kém tính cạnh tranh

Chúng ta đều đã biết rằng, việc áp dụng các phương thức đấu thầu khác không phải là đấu thầu rộng rãi (ví dụ: đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu) đều làm cho các cuộc đấu thầu mất đi tính cạnh tranh, dễ dẫn đến tình trạng đấu thầu “giả vờ” và là cơ hội cho tệ nạn tham nhũng phát triển. Điều này cũng ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả của mua sắm. Mặc dù vậy, trong những năm qua, các số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 70%37

số lượng gói thầu vẫn áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu38. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên là do những quy định về các hình thức đấu thầu kém cạnh tranh còn lỏng lẻo, dễ bị lạm dụng trên thực tiễn. Một số đề xuất để khắc phục tình trạng này là:

- Bãi bỏ các quy định ngăn cản sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài hiện hành trong Quy chế đấu thầu: Đó là các quy định “Chỉ được đấu thầu quốc tế trong các trường hợp không có nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu” và Quy định “Nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế ở Việt Nam về xây lắp, cung cấp hàng hoá phải liên danh với Nhà thầu Việt Nam” (Điều 10 Quy chế đấu thầu). Những quy định này về hình thức thì có vẻ là các quy định để

37 [9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mua sắm công ở việt nam luận văn ths luật 6 01 05 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)