Tương tự như WB, Ngân hàng Phát triển Châ uÁ (ADB) cũng có những quy định riêng về mua sắm áp dụng cho những dự án sử dụng vốn vay ADB Các tài liệu này bao gồm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mua sắm công ở việt nam luận văn ths luật 6 01 05 (Trang 39 - 42)

kinh doanh của nhà thầu khác và làm mất đi tính cạnh tranh. Vì vậy, nhìn chung, pháp luật của các nước có những quy định rất cụ thể các điều kiện để có thể chỉ định thầu. Điều 4 khoản 3 Quy chế đấu thầu cũng đã quy định các điều kiện được áp dụng chỉ định thầu20, những nội dung mà trong báo cáo đề nghị chỉ định thầu phải xác định rõ21

. Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu cũng đã quy định những thủ tục cụ thể phải thực hiện trong chỉ định thầu22

. So với những quy định trước đây, quy định về chỉ định thầu trong Quy chế đấu thầu lần này đã chặt chẽ hơn, quy định cụ thể hơn về các trường hợp chỉ định thầu. Tuy vậy, vẫn còn có hai trường hợp được quy định chung chung, mập mờ và dễ bị lạm dụng trong quá trình thực hiện, đó là:

- Trường hợp giá trị gói thầu dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá và dưới 500 triệu đồng đối với mua sắm và xây lắp;

- Trường hợp do yêu cầu đột xuất.

Với những quy định như vậy, sẽ dễ dẫn đến tình trạng là người có thẩm quyền trong việc mua sắm chia nhỏ giá trị gói thầu để có thể chỉ định thầu (mặc dù quy chế không cho phép chia nhỏ, nhưng việc không cho phép như vậy cũng khó kiểm soát được) hoặc là sẽ nghĩ ra những lý do có vẻ hợp lý để có được “trường hơp do yêu cầu đột xuất”. Kinh nghiệm từ pháp luật của các nước khác, cũng như của các tổ chức tài chính quốc tế là, khi quy định về trường hợp chỉ định thầu thường đưa ra những quy định hết sức cụ thể, dễ xác định và khó có thể lạm dụng23

.

Tóm lại, khi nghiên cứu về các hình thức lựa chọn Nhà thầu theo Quy chế đấu thầu, chúng tôi thấy rằng, bên cạnh việc quy định đấu thầu rộng rãi là hình thức bắt

buộc, cũng như sự cần thiết phải có các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, thì việc

20 Đó là các trường hợp (i)Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay; (ii)Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, bí mật quốc gia; (iii) Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp; dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn; Đồng thời nghiệm, bí mật quốc gia; (iii) Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp; dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn; Đồng thời quy định “Trường hựop không cần thiết chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu theo quy định, nghiêm cấm việc tuỳ tiện chia dự án thành nhiều gói nhỏ để chỉ định thầu” ; (iv)Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn, do tính phức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án; (v)- Phần vốn ngân sách dành cho dự án của các cơ quan sự nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về quy hoạch phát triển; (vi) Gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi.

21 Đó là các nội dung (i) Lý do chỉ định thầu; (ii) Kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu; (iii) Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu. Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu.

22Các thủ tục này bao gồm: Bên mời thầu vẫn phải lập Hồ sơ mời thầu gửi đến nhà thầu, Nhà thầu sau đó vẫn phải lập Hồ sơ dự thầu, Bên mời thầu vẫn phải tiến hành đánh giá Hồ sơ dự thầu của Nhà thầu và có những nhận xét, kiến nghị. vẫn phải tiến hành đánh giá Hồ sơ dự thầu của Nhà thầu và có những nhận xét, kiến nghị.

23

Ngân hàng Thế giới quy định những trường hợp được chỉ định thầu là: (i) Gia hạn hoặc mở rộng một hợp đồng cũ đã được trao theo đúng các thủ tục được Ngân hàng chấp thuận; (ii) Việc tiêu chuẩn hoá thiết bị hay phụ tùng phù hợp với thiết bị hiện có; (iii)- Thiết bị cần mua là loại độc quyền và chỉ có thể mua được từ một nguồn duy nhất; (iv)- Nhà thầu chịu trách nhiệm về thiết kế quy trình yêu cầu điều kiện để đảm bảo đúng tính năng tác dụng là phải mua một số hạng mục thiết yếu từ một nhà cung ứng cụ thể; (v)- Trong một số trường hợp đặc biệt ngoại lệ; như là để đối phó với thiên tai.

quy định cụ thể, rõ ràng và dễ xác định trên thực tế những điều kiện để thực hiện các hình thức mua sắm khác không phải hình thức đấu thầu rộng rãi là hết sức cần thiết,

tránh việc lạm dụng sự mập mờ không rõ ràng trong những quy định của pháp luật để mua sắm thiếu tính bình đẳng, hạn chế sự cạnh tranh, hạn chế cơ hội kinh doanh,

bất lợi cho các nhà thầu, gây thiệt hại cho nhà nước.

Phương thức đấu thầu

Đi liền với việc xác định Hình thức lựa chọn Nhà thầu là xác định Phương thức đấu thầu. Phương thức đấu thầu theo quy định của Quy chế đấu thầu bao gồm 3 phương thức, đó là: Đấu thầu một túi Hồ sơ, Đấu thầu hai túi hồ sơ và Đấu thầu hai giai đoạn. Phương thức đấu thầu là cách thức mà Bên mời thầu sẽ áp dụng để thực

hiện cuộc đấu thầu. Tuỳ thuộc vào quy mô, lượng vốn và yêu cầu kỹ thuật của gói thầu mà có các phương thức đấu thầu khác nhau. Mỗi phương thức đấu thầu phù hợp

với một loại gói thầu về xây lắp, cung cấp dịch vụ hay mua sắm hàng hoá.

Đấu thầu một túi hồ sơ là phương thức mà toàn bộ Hồ sơ dự thầu của Nhà thầu (bao gồm Đề xuất kỹ thuật và Đề xuất tài chính) được chuẩn bị trong một túi Hồ sơ, được nộp cho Bên mời thầu tại cùng một thời điểm và được sẽ được Bên mời

thầu mở cùng một lúc. Đây là phương thức được sử dụng rộng rãi trong đấu thầu. Theo quy định của Quy chế đấu thầu, phương thức này được áp dụng đối với đấu

thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp.

Đấu thầu hai túi hồ sơ là phương thức mà Đề xuất kỹ thuật và Đề xuất trong hai túi Hồ sơ riêng, cả hai túi Hồ sơ này sẽ được nộp cùng vào một thời điểm. Tuy nhiên, túi Hồ sơ kỹ thuật sẽ được xem xét đánh giá trước. Những nhà thầu nào đạt trên 70% số điểm về kỹ thuật sẽ được mở túi Hồ sơ tài chính để xem xét đánh giá tiếp. Phương thức đấu thầu này được sử dụng trong những gói thầu mà vấn đề chất lượng được coi trọng hơn cả, yếu tố về giá và tài chính là yếu tố phụ. Theo Quy chế đấu thầu, phương thức này được áp dụng đối với các gói thầu tuyển chọn tư vấn.

Đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với những gói thầu có tính chất phức tạp về kỹ thuật. Nhà thầu sẽ có hai giai đoạn để chuẩn bị Hồ sơ của mình và sẽ nộp Hồ sơ dự thầu ở hai thời điểm khác nhau. Tại giai đoạn thứ nhất, nhà thầu nộp

Hồ sơ dự thầu sơ bộ bao gồm đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình. Ở giai đoạn thứ hai, trên cơ sở các ý kiến trao đổi với Bên mời thầu ở giai đoạn thứ nhất, nhà thầu sẽ chuẩn bị và nộ Hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung và tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu. Những gói thầu điển hình ở Việt nam thực hiện theo phương thức này là: Gói thầu Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Nhà máy nhiệt điện Ô môn…

Các quy định về Phương thức đấu thầu trong Quy chế đấu thầu của Việt nam như trình bày nêu trên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tế của đấu thầu, đồng thời cũng thống nhất với quy định về Phương thức đấu thầu của các nước cũng như của các tổ chức quốc tế.

Giá gói thầu

Một nội dung quan trọng trong Kế hoạch Đấu thầu là xác định Giá gói thầu. Giá gói thầu là giá trị ước tính của gói thầu do Bên mời thầu lập và được phê duyệt trong Kế hoạch đấu thầu. Tính pháp lý của Giá gói thầu thể hiện ở chỗ trong trường hợp giá chào của tất cả các nhà thầu (sau khi giảm giá và tính toán các hiệu chỉnh) cao hơn giá gói thầu thì Người có thẩm quyền phải quyết định: (i) hoặc là cho phép các nhà thầu chào lại giá; (ii) hoặc là xem xét lại giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu (thông thường là phải duyệt lại kế hoạch đấu thầu, điều chỉnh giá gói thầu) (Điều 55 khoản 3 Quy chế đấu thầu) Giá gói thầu ở một mức độ nào đó, được hiểu như là mức “giá trần”. Mặc dù có ý nghĩa pháp lý quan trọng như vậy, nhưng hiện nay, quy định pháp luật về mua sắm công còn có quy định chung chung về giá gói thầu, không đủ cơ sở pháp lý để lập giá gói thầu. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn ở chương 3 của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về mua sắm công ở việt nam luận văn ths luật 6 01 05 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)