Tỷ lệ, nguyên nhân án hủy, sửa từ năm 2014-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 75 - 92)

Năm Vụ án bị hủy Tỷ lệ % Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khác Vụ án bị sửa Tỷ lệ % Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khác 2014 40 0,44 26 10 4 543 5,9 0 543 0 2015 18 0,2 18 0 0 26 0,29 0 26 0 2016 5 0,05 5 0 0 7 0,07 0 7 0 2017 43 0,56 43 0 0 454 5,91 0 454 0 2018 36 0,46 0 7 29 547 7,1 0 547 0

(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội)

Theo bảng số liệu trên thì tỷ lệ án huỷ trong năm 2017 chiếm 0,29 % so với tỷ lệ án giải quyết và 2018 tỷ lệ án huỷ chiếm 0,46% so với tỷ lệ án giải quyết trong năm. Giảm 5 vụ so với năm 2017, trong đó có 7 vụ án huỷ do lỗi khách quan của thẩm phán, 03 vụ án huỷ được xác định có lỗi của thẩm phán và 26 vụ chưa tiến hành kiểm điểm án huỷ; án sửa 547 vụ tăng 93 vụ so với năm 2017 việc sửa án là do đánh giá chứng cứ khác nhau giữa cấp phúc thẩm và cấp sơ thẩm. Tỷ lệ án huỷ, sửa trong hai năm gần đây ngày càng tăng nguyên nhân có thể từ việc điều tra thu thập chứng cứ chưa đầy đủ để làm căn cứ kết tội, vi phạm trong việc khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng, thực nghiệm điều tra, giám định, vi phạm trong việc áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng, áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vi phạm trong việc cho bị cáo hưởng án treo…

Theo quy chế thi đua khen thưởng của ngành Toà án thì mỗi thẩm phán bị huỷ án do lỗi chủ quan từ 1,16% đến dưới 2% thì bị kiểm điểm trước cơ quan theo bảng số liệu thì tỷ lệ án huỷ chung của thành phố Hà Nội dưới 1% chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số án giải quyết. Trong khi đó số án phải sửa chiếm tỷ lệ khá cao 7% năm 2018 đa phần do lỗi khách quan của thẩm phán.

* Nguyên nhân:

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng xét xử các vụ án hình sự là công tác xây dựng pháp luật mà đặc biệt là việc giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật chưa đầy đủ và kịp thời. Bộ luật TTHS trải qua nhiều lần sửa đổi nhưng còn nhiều quy định chưa phù hợp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn đến khi Bộ luật TTHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì đã kế thừa và phát huy khắc phục được những bất cập của bộ luật cũ. Trong khi đó từ năm 2014 cho đến năm 2017 chúng ta vẫn áp dụng những quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 về người THTT hình sự trong Toà án nhân dân nó chưa đáp ứng được công cuộc cải cách tư pháp của nước ta trong giai đoạn đó.

Tại phiên toà vai trò của HĐXX là người trọng tài giữa bên buộc tội và bên gỡ tội để ra phán quyết về vụ án, còn việc xét hỏi theo hướng buộc tội là trách nhiệm của Kiểm sát viên việc xét theo hướng gỡ tội cho bị cáo là trách nhiệm của người bào chữa.

Việc phân định nhiệm vụ quyền hạn của Chánh án với Thẩm phán trong hoạt động tố tụng đối với việc giải quyết vụ án hình sự cụ thể còn thiếu hợp lý làm hạn chế hiệu quả, chất lượng, tính kịp thời của các hoạt động tố tụng, không nâng cao được trách nhiệm của người THTT trong việc giải quyết vụ án hình sự.

Việc tổ chức hệ thống Toà án ở nước ta theo đơn vị hành chính cũng làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ, quyền hạn của người THTT hình sự trong Toà án thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử phải đảm bảo cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm độc lập với nhau chứ không phải là cấp trên và cấp dưới.

Bên cạnh đó thì sự hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức của người THTT hình sự trong Toà án nhân dân cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến nhiệm vụ, quyền hạn của người THTT. Thẩm phán là người có trình độ cử nhân luật được đào tạo về nghiệp vụ xét xử nhưng vẫn

còn thẩm phán có trình độ tại chức hoặc vừa học vừa làm nên có hạn chế về kiến thức pháp luật nên có thẩm phán có nhiều án huỷ sửa dẫn đến chưa được tái bổ nhiệm.

2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động của ngƣời tiến hành tố tụng hình sự trong Tòa án nhân dân tiến hành tố tụng hình sự trong Tòa án nhân dân

2.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

Cải cách tư pháp hình sự là một trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác cải cách tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số: 49 ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã nêu: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện những quy định của luật tố tụng hình sự mà đặc biệt là Bộ luật TTHS về người tiến hành tố tụng trong TAND phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn nhằm khắc phục cơ bản các vướng mắc; nâng cao hiệu quả, hiệu quả của hoạt động xét xử trong TAND; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm; bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự; tạo ra cơ chế để nâng cao trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng trong TAND, bảo đảm sự độc lập của họ trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Thứ nhất, quy định tại Điều 46 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm

của Hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân đóng vai trò rất quan trọng nhưng thường là kiêm nhiệm nên chất lượng chuyên môn không cao. Bên cạnh đó thì điều luật còn quy định Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở

phiên toà nhưng không quy định cụ thể nên dẫn đến trách nhiệm và chất lượng của của phiên toà đều phụ thuộc vào quyết định của thẩm phán.

Thứ hai, tại Điều 47 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm

của thư ký trong đó có quy định Thư ký được tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án. Đây là quy định mở. Tuy nhiên thực tiễn thì thư ký phải làm rất nhiều hoạt động. Quy định về hoạt động tố tụng khác không rõ nên dẫn đến hậu quả thư ký có thể tiến hành các hoạt động không phù hợp hoặc dẫn đến tiêu cực.

Thứ ba, Về việc nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án tại

khoản 1, Điều 278 lại quy định: “Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định”. Tuy nhiên, tại Đoạn 2, Điều 276 quy định “Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.” Như vậy, giữa 2 quy định có độ lệch về thời gian. Cụ thể, là sau khi thụ lý vụ án có tối đa 03 ngày chưa có Thẩm phán chủ tọa thì không thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 278. Do vậy, đề nghị Sửa khoản 1 Điều 278 theo hướng thay cụm từ “Thẩm phán chủ tọa phiên tòa” bằng cụm từ “Tòa án”.

2.2.2. Một số giải pháp khác

2.2.2.1. Tăng cường công tác rà soát việc bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, công chức

Tổ chức rà soát việc bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức nhằm bảo đảm sự công tâm, khách quan, phù hợp với năng lực, sở trường của công chức vì mục đích của ngành. Trên cơ sở thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu tăng cường chất lượng, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các

chức danh lãnh đạo, quản lý và các ngạch công chức; giữa các độ tuổi, địa bàn, lĩnh vực công tác; tăng cường cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, con gia đình có công với cách mạng; khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ.

Chủ động bố trí, sắp xếp công chức có năng lực, triển vọng đảm nhiệm các công việc để có điều kiện học tập, thử thách, rèn luyện, phấn đấu và tự khẳng định, nhất là đối với diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ có chức danh tư pháp; bảo đảm kết hợp kế tiếp các thế hệ, độ tuổi. Kiên quyết thay thế những công chức lãnh đạo, nhất là đội ngũ Chánh án, Phó Chánh án trì trệ, yếu kém, thường xuyên để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ cơ quan.

2.2.2.2 Tăng cường công tác giáo dục, chính trị tư tưởng cho đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký toà án

Giải pháp này bao gồm các vấn đề tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, gắn với việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Toà án, Thẩm tra viên và đổi mới công tác trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực; tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp uỷ cấp trên đối với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý và thực hiện công tác cán bộ; xây dựng thực hiện tốt công tác và thực hiện tốt các quy chế về công tác cán bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức của người cán bộ công chức trong ngành Toà án không phải tự nhiên mà có được, nó được hình thành và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết phụ thuộc vào quá trình tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, năng lực và khả năng thu phục nhân tâm, xây dựng lòng tin với quần chúng nhân dân của cán bộ công chức ngành Toà án. Trong hoạt động, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án phải có đủ “đức”, đủ “tài”, phải vừa “hồng” vừa “chuyên”. Người cán bộ công chức

ngành Toà án có “đức” thì chưa đủ, muốn hoàn thành nhiệm vụ, có uy tín cao với quần chúng ngoài phẩm chất đạo đức người cán bộ phải có “tài” nữa. Tài của người cán bộ công chức ngành Toà án được biểu hiện ở trình độ lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn với chuyên môn nghề nghiệp mà người cán bộ công chức đang đảm nhiệm. Trình độ lý luận ở ngoài cán bộ cách mạng thể hiện ở trình độ nhận thức và hiểu biết sâu sắc những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, những kinh nghiệm đã được đúc rút, khái quát trong hoạt động thực tiễn. Lý luận phải đi đôi với thực tiễn, nói phải đi đôi với làm. Nếu coi thường lý luận người cán bộ sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, còn nếu coi thường thực tiễn thì lại là lý luận suông. “Tài” của người cán bộ không những biểu hiện ở trình độ lý luận, mà còn biểu hiện ở năng lực hoạt động thực tiễn gắn với chuyên môn nghiệp vụ mà họ đang đảm nhiệm. Thể hiện ở trình độ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo trong các quá trình xử lý, giải quyết các tình huống thực tế. Những luận điểm của Hồ Chí Minh về việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án có giá trị rất to lớn trong việc giáo dục cán bộ như hiện nay, bản thân Hồ Chí Minh là hiện thân của tấm gương đạo đức sáng ngời cho những thế hệ cán hộ noi theo [22].

2.2.2.3. Đổi mới phương thức thi nâng ngạch đối với các ngạch Thẩm tra viên và Thư ký Toà án

Việc tổ chức thi nâng ngạch từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính trong thời gian vừa qua được Toà án nhân dân tối cao thực hiện và phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của các đơn vị trong hệ thống Toà án. Từ trước đến nay Toà án tối cao mới tổ chức 3 kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính vào năm 2006, 2013 và năm 2018. Hiện tại, ở Toà án nhân dân tối cao vẫn còn rất nhiều Thẩm tra viên chưa được nâng ngạch lên Thẩm tra viên chính, có Thẩm tra viên vẫn giữ mức lương 4,65 hoặc 4,98 nhưng vẫn chưa

được thi nâng ngạch. Do vậy, chưa bảo đảm quyền lợi, tiền lương gây thiệt thòicho các Thẩm tra viên này.

Đối với Thư ký Toà án, theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 thì Thư ký Toà án có các ngạch là Thư ký viên, Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp; tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Toà án do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định. Thẩm tra viên có các ngạch là Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên cao cấp; tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định.

Để triển khai thi hành Luật tổ chức Toà án nhân dân về việc triển khai thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Toà án, trên cơ sở tham khảo các quy định của Bộ Nội vụ về thi nâng ngạch công chức, Toà án nhân dân tối cao cần ban hành Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Toà án để thực hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống Toà án, trong đó quy định cụ thể: Tiêu chuẩn phẩm chất, chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chuyên môn của từng ngạch Thư ký Toà án và của từng ngạch Thẩm tra viên; căn cứ, nguyên tắc, điều kiện, hình thức thi, thủ tục, hồ sơ nâng ngạch; việc tổ chức kỳ thi nâng ngạch; Hội đồng thi, các bộ phận giúp việc cho Hội đồng.

Phương thức tổ chức thi nâng ngạch Thư ký Toà án, Thẩm tra viên nên làm theo hướng thường xuyên, định kỳ không phụ thuộc vào số lượng người dự thi, có như vậy mới khuyến khích được đội ngũ Thư ký Toà án, Thẩm tra viên tích cực công tác, trau dồi kiến thức nghề nghiệp để tham gia kỳ thi nâng ngạch nhằm đảm bảo quyền lợi, tiền lương và các quyền lợi khác có liên quan đến chức danh Thư ký Toà án, Thẩm tra viên.

Đối với đơn vị tổ chức thi nâng ngạch: Vừa qua Toà án nhân dân tối cao giao cho Học viện Toà án thực hiện. Đây cũng là bất cập, vì Học viện Toà án

không phải là đơn vị có chức năng giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao quản lý Toà án các địa phương về tổ chức mà nhiệm vụ này thuộc về Vụ Tổ chức- Cán bộ. Do vậy, phương hướng đổi mới tổ chức thi nâng ngạch là phải giao cho Vụ Tổ chức- Cán bộ thực hiện. Học viện Toà án có thể là địa điểm để tổ chức các kỳ thi nâng ngạch, còn các nội dung, cách thức tổ chức, Hội đồng thi tuyển… phải do Vụ Tổ chức- Cán bộ giúp cho lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao thực hiện công việc này [26].

2.2.2.4. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong hệ thống Toà án nhân dân

Đây là công việc trọng đại của hệ thống Toà án nhân dân, vì thực hiện tất cả công tác này vừa đảm bảo uy tín của Toà án và cũng là những điều kiện đảm bảo cho công tác tuyển chọn công chức, thi nâng ngạch, bổ nhiệm cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 75 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)