6. Kết cấu của luận văn
1.3. Mối quan hệ giữa ngƣời tiến hành tố tụng hìnhsự trong TAND với ngƣờ
hành tố tụng trong TAND với nhau
1.3.1. Mối quan hệ giữa người tiến hành tố tụng hình sự trong TAND với những người tiến hành tố tụng hình sự trong Cơ quan điều tra những người tiến hành tố tụng hình sự trong Cơ quan điều tra
Trong tố tụng hình sự thì Điều tra vụ án có vai trò rất quan trọng, giai đoạn này rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Người THTT trong cơ quan điều tra gồm có Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên,
Cán bộ điều tra trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự thì điều tra viên thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình và tuân theo pháp luật. TAND luôn
giữ mối quan hệ chặt chẽ với người THTT hình sự trong cơ quan điều tra đặc biệt là điều tra viên là người trực tiếp điều tra và tiếp cận với người phạm tội và hành vi của tội phạm. Trong quá trình xét xử thì HĐXX chỉ lấy chứng cứ từ lời khai của bị cáo, còn những chứng cứ liên quan đến khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, xét hỏi lập hồ sơ vụ án chuyển sang Viện kiểm sát sang Toà án.
Trong quá trình điều tra thì chứng cứ chính là nguồn xác thực nhất cho hoạt động xét xử của người THTT hình sự trong TAND do vậy mà Điều tra viên phải thu thập, điều tra, sắp xếp, ghi chép chứng cứ theo đúng trình tự theo không gian, thời gian chứng cứ buộc tội và gỡ tội, thực hiện đúng theo trình tự như vậy thì mới đảm bảo được sự công bằng, khách quan, không làm oan người vô tội trong công tác xét xử của người THTT trong TAND.
Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì trong quá trình xét xử, khi thấy cần thiết, HĐXX có thể triệu tập Điều tra viên [13, Điều 296].
Như vậy, người THTT trong TAND và người THTT trong cơ quan điều tra có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ. Kết quả xét xử của người THTT trong TAND căn cứ vào các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên toà để giải quyết vụ án hình sự đúng người đúng tội. Bên cạnh kết quả xét xử thì có những vụ án Toà án trả điều trả bổ sung do chứng cứ buộc tội còn yếu, chưa rõ ràng thì phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, Điều tra viên [8].
1.3.2. Mối quan hệ giữa người tiến hành tố tụng hình sự trong TAND với những người tiến hành tố tụng hình sự cơ quan Viện kiểm sát những người tiến hành tố tụng hình sự cơ quan Viện kiểm sát
Viện kiểm sát theo quy định của BLTTHS là cơ quan THTT hình sự, người THTT trong Viện kiểm sát là Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên. Chức năng là thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người THTT hình sự và cơ quan THTT hình sự đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh và thống nhất. Với chức năng, nhiệm vụ như trên thì mối quan hệ giữa người THTT Viện kiểm sát có mối quan hệ qua lại, biện chứng, mật thiết với nhau không thể xét xử nếu không có sự buộc tội, hay nói cách khác ở đâu có buộc tội ở đó phát sinh hoạt động xét xử và bào chữa. Người THTT trong Viện kiểm sát thực hiện chức năng buộc tội thì hỗ trợ cho chức năng xét xử cho người THTT trong TAND và ngược lại. Mối quan hệ giữa người THTT trong Viện kiểm sát và người THTT trong TAND phát sinh từ giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Nó bắt đầu từ khi Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ án sang TAND thông qua Kiểm sát viên được phân công tiến hành tố tụng của vụ án. Thông qua bản cáo trạng của Viện kiểm sát thì TAND biết được nội dung của vụ án xét xử bị cáo nào, bị Viện kiểm sát truy tố về tội gì, khoản nào, điều nào theo BLTTHS. Mối quan hệ từ giai đoạn này là mối quan hệ phối hợp và chế ước lẫn nhau. Họ cùng xem xét lại căn cứ và tính hợp pháp của chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hai bên giải quyết theo nguyên tắc cơ bản của BLTTHS, những trường hợp cần có cuộc họp trù bị và Viện kiểm sát và Toà án có cuộc họp liên ngành để đưa ra quy chế chung phối hợp trong quá trình làm việc. Tại phiên toà Viện kiểm sát chỉ đưa ra quan điểm giải quyết vụ án, quyết định tội danh và hình phạt thuộc về Thẩm phán chủ toạ phiên toà và Hội thẩm nhân dân. Viện kiểm sát là cơ quan có quyền truy tố một người ra toà nhưng việc kết tội lại thuộc về thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Vậy, mối quan hệ giữa người THTT trong TAND và người THTT trong Viện kiểm sát là mối quan hệ phối hợp nhưng có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau. Sự phối hợp giữa kiểm sát viên và Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký toà án tạo điều kiện để các bên hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Sự chế ước giám sát giúp cho việc đảm bảo thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
1.3.3. Mối quan hệ giữa Thẩm phán với Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
Chánh án là người tổ chức công tác xét xử của Tòa án, quyết định phân công Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự, quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa. Khi Chánh án vắng mặt một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Mối quan hệ này mang tính đan xen giữa hành chính và tố tụng. Trong hoạt động tố tụng, không có quy định nào buộc Thẩm phán hay Hội thẩm phải chịu sự chỉ đạo của Chánh án hay Phó Chánh án khi xét xử. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên trong thực tế lại không ít các Tòa án trước khi xét xử hoặc sau phần tranh luận, trước khi nghị án, Thẩm phán phải báo cáo nội dung vụ án với Chánh án hoặc Ủy ban thẩm phán để xin đường lối giải quyết vụ án.
Thẩm phán cũng là công chức nên lãnh đạo cơ quan Toà án được coi là cấp trên của Thẩm phán. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là quan hệ lệ thuộc và nhạy cảm và điều đó không thể không làm ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán khi tiến hành tố tụng. Do đó, mặc dù pháp luật không quy định Thẩm phán phải báo cáo án trước lãnh đạo Toà án, nhưng trên thực tế đang tồn tại quy ước Thẩm phán phải báo cáo án trước khi xét xử. Nhưng bất cập đó trước hết là xuất phát từ việc Nhà nước chưa xác định vị trí, vai trò và địa vị pháp lý đặc thù của Toà án cũng như đặc thù của nghề Thẩm phán. Mặt khác trong nội bộ Toà án chưa có sự nhận thức sâu sắc và xử lý các mối quan hệ quản lý, mối quan hệ tố tụng cũng như ảnh hưởng của nó trong hoạt động tố tụng [25,tr.66].
1.3.4. Mối quan hệ giữa Thẩm phán với Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được quy định tại Điều 45, 46, 47, 48 của BLTTHS 2015 và cũng có những quyền hạn, trách nhiệm riêng của mình có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xét xử vụ án hình sự.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có những quyền hạn, trách nhiệm riêng của mình có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết vụ án hình sự. Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quyết định này là căn cứ xác lập vị trí pháp lý của những người tiến hành tố tụng. Trên cơ sở đó, Thẩm phán, Hội thẩm mới có những quyền hạn, trách nhiệm mà pháp luật quy định cho các thành viên HĐXX. Tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là thành viên của HĐXX, phần lớn hoạt động của chủ tọa phiên tòa là thay mặt HĐXX thực hiện các quyền hạn, trách nhiệm của HĐXX. Chủ tọa phiên tòa thực hiện tốt các hoạt động này cũng là HĐXX thực hiện tốt quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Thông tư số: 01/2017/TT-TANDTC của TAND tối cao mô hình mẫu phòng xử án mới thì vị trí dưới Quốc huy chỉ còn duy nhất HĐXX, điều này thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, nâng cao vai trò, vị thế trung tâm của HĐXX. Đồng thời, thể hiện sự khách quan, công tâm của HĐXX khi đứng ở vị trí “trọng tài” xem xét quyết định, phân định trên cơ sở hoạt động tranh tụng của bên buộc tội và bên gỡ tội.
Khi xét xử thì Thẩm phán và Hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, độc lập là điều kiện tiên quyết để Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử và ngược lại, chỉ tuân theo pháp luật là cơ sở cần thiết để Thẩm phán và Hội thẩm được độc lập
khi xét xử. Mối quan hệ này là mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Nếu chỉ độc lập mà không tuân theo pháp luật thì sẽ dẫn đến sự tuỳ tiện, độc đoán, chủ quan, duy ý chí khi xét xử, còn nếu Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật mà không được độc lập thì có thể dẫn tới sự can thiệp trái phép từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào hoạt động xét xử của Toà án.
Thư ký Tòa án là người làm thư ký tại phiên tòa. Tại phiên tòa Thư ký Tòa án có trách nhiệm ghi biên bản phiên tòa, thực hiện các yêu cầu của HĐXX. Hoạt động của Thư ký Tòa án góp phần bảo đảm cho việc giải quyết vụ án trong việc thực hiện kế hoạch xét xử và ra bản án có căn cứ. Thư ký Tòa án cũng có sự độc lập nhất định đối với HĐXX. Họ phải ghi biên bản phiên tòa trung thực, chính xác, không thể phản ánh sai diễn biến phiên tòa để "hợp pháp hóa" chứng cứ hay làm sai lệch nội dung vụ án. Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì quy định phòng xét xử mới đã bố trí vị trí ngồi cho Thư ký Tòa án phía trước HĐXX thể hiện sự bình đẳng khách quan giữa người tiến hành tố tụng.
Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ án hình sự xem xét đảm bảo đúng quy trình, đúng luật và chịu trách nhiệm cá nhân về tính pháp lý của toàn bộ hồ sơ vụ án được thẩm tra lại. Thẩm tra viên tuy không phải là Thẩm phán song họ thực chất hoạt động chuyên môn giống Thẩm phán. Xét về góc độ nào đó thì họ còn có yêu cầu chuyên môn sâu hơn Thẩm phán cấp dưới bởi họ đề xuất xét lại bản án của Thẩm phán.