Chất lượng Thẩm phán Toà án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 69 - 74)

Đơn vị tính: Người

STT Đơn vị Cao đẳng Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ

1 Thẩm phán cấp

huyện 5 552 63 3

2 Thẩm phán cấp tỉnh 0 67 47 1

Tổng 5 619 110 4

(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội) Thực hiện Quyết định số: 46/2003/QĐ-TCCB ngày 02/04/2003 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu và khu vực, các Hội đồng tuyển chọn đã làm việc nghiêm túc để tuyển chọn bổ nhiệm mới hoặc tái bổ nhiệm Thẩm phán đối với Toà án địa phương, Toà án quân sự cấp quân khu và khu vực. Quy trình bổ nhiệm tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp nhìn chung quá chặt chẽ nhất là đối với các trường hợp tái bổ nhiệm. Do đó việc bổ nhiệm mới hoặc tái nhiệm Thẩm phán còn chậm chạp, nhiều Toà án thiếu Thẩm phán do phải chờ tái bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm mới và thời gian chờ đợi kéo dài nhiều tháng, thậm chí một số trường hợp có vấn đề về chất lượng xét xử phải chờ đợi hàng năm không tái bổ nhiệm.

Trong những năm qua đã có 85% số Thẩm phán được tái bổ nhiệm làm Thẩm phán nhiệm kỳ tiếp theo, nhiều trường hợp được tái bổ nhiệm đến nhiệm kỳ thứ 3. Đây là những Thẩm phán có bề dày kinh nghiệm công tác và có phẩm chất đạo đức tốt.

Theo quy định tại Điều 74, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, thì nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 5 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10

năm. Đây là một quy định mới, tiến bộ và giảm áp lực, giảm các chi phí về thời gian, nhân lực, vật lực đối với việc bổ nhiệm Thẩm phán 5 năm/nhiệm kỳ như trước đây.

Đội ngũ Thư ký Toà án và Thẩm tra viên trong những năm gần đây ngày càng trưởng thành, gắn bó với nghề nghiệp, trung thành với Đảng, tận tâm, tận tuỵ phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Hầu hết các Thẩm tra viên là các cán bộ, Thư ký Toà án đã công tác trong Toà án nhiều năm, có bề dày kinh nghiệm và hầu hết đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Đội ngũ Thư ký trong khoảng 5 năm trở lại đây đều là những người đã được đào tạo qua đại học chính quy, đủ tiêu chuẩn tuyển chọn vào làm việc tại các Toà án và được đào tạo về nghiệp vụ Thư ký Toà án. Đây là đội ngũ cán bộ trẻ, đều là đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, là quần chúng ưu tú của Đảng, lớp cán bộ trẻ này có hoài bão, có chí tiến thủ, ham học hỏi, có thế mạnh trong việc áp dụng khoa học công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Tuy nhiên chưa có kinh nghiệm và bề dày công tác.

Một số cán bộ được tuyển dụng vào Toà án làm Thư ký Toà án, nhưng trước áp lực công việc quá căng thẳng, chế độ đãi ngộ và tiền lương quá thấp nên đã xin thôi việc. Một số Thư ký không chịu rèn luyện, tu dưỡng đã sa ngã, vi phạm kỷ luật, thậm chí có một số phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đã bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trước khi có Luật tổ chức Toà án năm 2014, việc tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp vào Toà án làm việc họ đương nhiên được giao làm Thư ký Toà án, nếu không phát triển được thì đến khi nghỉ hưu cũng vẫn là Thư ký Toà án, do không có ngạch Thư ký Toà án. Thẩm tra viên thường phát triển từ các Thư ký Toà án. Các Thẩm tra viên được các Toà án giao nhiệm vụ làm công tác giám đốc thẩm, kiểm tra. Nếu không phát triển được thì khi nghỉ hưu họ vẫn là Thẩm tra viên vì về mặt pháp lý thì không có chức danh Thẩm tra viên.

Luật tổ chức Toà án năm 2014 đã quy định rõ ngạch Thư ký Toà án và Thẩm tra viên, giúp cho đội ngũ này có cơ sở pháp lý, yên tâm công tác hơn. Tuy nhiên, đội ngũ Thẩm tra viên, Thư ký Toà án hiện nay đã và đang là nguồn chính để bổ sung cho đội ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương, vì vậy việc chăm lo, tạo điều kiện cho đội ngũ này phát triển “vừa hồng, vừa chuyên” là yêu cầu của thực tiễn công tác và cũng phù hợp với quy định của pháp luật.

Thực tiễn cho thấy, Thẩm phán được đào tạo từ Thẩm tra viên, Thư ký Toà án và trưởng thành từ Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án nhân dân cấp tỉnh thường có bề dày kinh nghiệm, có bản lĩnh nghề nghiệp và vững vàng về nghiệp vụ hơn.

Tuy có chuyển biến, tiến bộ về trình độ của Thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội nhưng thực tế mặt bằng đào tạo lại không đồng đều, số lượng Thẩm phán được đào tạo chính quy về luật là 293 người chiếm khoảng 76,5%. Trong đó số còn lại có nhiều trường hợp được đào tạo theo chương trình tại chức, không tập trung, vừa học vừa làm hoặc theo chương trình đào tạo từ xa. Vì vậy kiến thức pháp luật có phần lớn bị hạn chế. Thực tế cho thấy, Thẩm phán có trình độ đào tạo “tại chức” có tỷ lệ các Bản án, Quyết định mà họ đã tuyên bị Toà án cấp trên huỷ hoặc cải sửa thường cao hơn nhiều so với Thẩm phán được đào tạo chính quy.

c, Trình độ lý luận chính trị

Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có 259 người có trình độ cao cấp chính trị, hoặc cử nhân chính trị (chiếm 35%), 365 người có trình độ trung cấp chính trị (chiếm 49,4%), 114 người đã qua sơ cấp lý luận chính trị (chiếm 15%).

d, Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm công tác

Về phẩm chất đạo đức, nhìn chung cán bộ công chức Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, tận tâm, tận tuỵ phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Kiên định, lập trường cách mạng là mục tiêu và con đường đi lên của Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã chọn. Đội ngũ Thẩm phán được rèn luyện trong công tác, được giáo dục về chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao. Rất nhiều thẩm phán đã trưởng thành từ thực tiễn, từ thử thách trong công tác, bảo đảm được “vừa hồng, vừa chuyên”. 100% Thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Bản lĩnh chính trị còn được thể hiện ở tinh thần gương mẫu, ý thức trách nhiệm cao đối với công việc, tận tâm, tận tuỵ phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Đạo đức của Thẩm phán được thể hiện ở hai mặt:

Thứ nhất, đạo đức cá nhân: Đạo đức của Thẩm phán ở tinh thần và ý thức

tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan, có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, kiên quyết đấu tranh với việc hối lộ, lãng phí, có thái độ ứng xử đúng mực trong quan hệ xã hội, quan hệ gia đình.

Thứ hai, đạo đức nghề nghiệp: Ý thức và trách nhiệm đối với chức danh pháp lý của bản thân được thể hiện thông qua sự ngay thẳng, công bằng, tận tâm, tận tuỵ với công việc được giao, dũng cảm bảo vệ công lý hay đó là bản lĩnh nghề nghiệp. Thẩm phán là công chức Nhà nước. Đạo đức công chức, đạo đức nghề nghiệp tuy là hai khái niệm không đồng nhất, nhưng luôn có quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau. Người cán bộ không có đạo đức nghề nghiệp thì cũng không thể có đạo đức công chức tốt được. Do đó họ cần phải được đào tạo về trình độ lý luận chính trị, phải bảo đảm về điều kiện này [26, tr.127].

Yêu cầu về kiến thức văn hoá: Ứng xử văn minh, khoa học, nhân ái, dân chủ của Thẩm phán Toà án trong mối quan hệ công tác, quan hệ xã hội. Đó là cơ sở để hình thành tác phong, phong cách làm việc, ứng xử và lối sống, nó tạo nên tư chất, cốt cách của người cán bộ, người Thẩm phán tại Toà án phải có văn hoá. Nghề Thẩm phán phải có kiến thức rộng về các lĩnh vực đời sống xã hội, thậm chí cả trong các lĩnh vực chuyên sâu. Các kiến thức đó giúp họ thuận lợi, đúng đắn và thấu tình đạt lý trong giải quyết công việc.

Thẩm phán phải có trí tuệ cao. Trí tuệ không tự có mà phải thông qua quá trình học hỏi không ngừng để nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm, khả năng tư duy khoa học, vận dụng thực tiễn sáng tạo, nhạy cảm và giải quyết công việc độc lập. Người có trí tuệ cao còn phải có đầu tổng hợp kiến thức, lựa chọn kiến thức, trí thức của loài người nói chung và của nghề nghiệp nói riêng. Trí lực sức khoẻ cũng là một vấn đề quan trọng, không thể thiếu bởi lao động này rất nặng nề và áp lực công việc lớn.

Tuy nhiên, cũng còn không ít Thẩm phán sa sút về phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp hoặc vì tiêu cực, nể nang hoặc không có bản lĩnh nghề nghiệp nên đã bị sa ngã, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống và đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí có một số thẩm phán bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Những hạn chế:

Năm 2014 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý: 9.150 vụ án hình sự. Năm 2015 số vụ án Hình sự thụ lý là 8.887 vụ án. Giảm 263 vụ, đạt tỷ lệ 2,87%.

Năm 2017 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý: 7.761 vụ án hình sự, so với năm 2018 thụ lý: 8.442 vụ án, tăng 681 vụ so với năm 2017, tỷ lệ: 8,77%.

Trong những năm gần đây Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý ngày càng tăng vụ án hình sự. Trong khi đó số lượng biên chế thẩm phán thì không tăng, chính việc chậm tăng biên chế Thẩm phán để đáp ứng nhu cầu

giải quyết án ngày càng tăng. Công việc ngày càng áp lực, thẩm quyền được pháp luật giao nhiều hơn nhưng chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, đặc biệt chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán, Thư ký Toà án, Thẩm tra viên không có gì thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)