Người tiến hành tố tụng hìnhsự trong Toà án của (CHDCND) cộng hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 38 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. Ngƣời tiến hành tố tụng trong toà án theo luật tố tụng hìnhsự của một số

1.4.2. Người tiến hành tố tụng hìnhsự trong Toà án của (CHDCND) cộng hòa

cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa

Hiến pháp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa quy định: “Toàn bộ quyền lực ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa thuộc về

nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại diện là Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương”. Toà án nhân dân nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa là cơ quan xét xử của Nhà nước: Toà án nhân dân độc lập xét xử theo quy định của pháp luật, không bị can thiệp bởi cơ quan hành chính đoàn thể xã hội và cá nhân. Hệ thống Toà án nhân dân bao gồm Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân các cấp địa phương và toà án nhân dân chuyên ngành. Toà án nhân dân các cấp địa phương được phân thành: Toà án nhân dân cao cấp, toà án nhân dân trung cấp, toà án nhân dân sơ cấp.

Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất quốc gia, có thẩm quyền sơ thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật và các vụ án mà nó thấy cần thiết; sơ thẩm các vụ án mà bản án và quyết định của toà án nhân dân cao cấp, toà án nhân dân chuyên ngành bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Toà án nhân dân tối cao giám đốc công tác xét xử của toà án nhân dân các cấp địa phương và toà án nhân dân chuyên ngành. Toà án nhân dân tối cao giải thích các vấn đề về áp dụng pháp luật trong quá trình xét xử.

Toà án nhân dân cao cấp bao gồm toà án nhân dân cao cấp các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương. Toà án nhân dân cao cấp có thẩm quyền sơ thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật; sơ thẩm các vụ án mà toà án nhân dân cấp dưới trình lên theo luật định; sơ thẩm các vụ án mà Toà án nhân dân tối cao giao theo quy định của pháp luật; phúc thẩm các vụ án mà bản án và quyết định của toà án nhân dân cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm các vụ án mà viện kiểm sát nhân dân kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Toà án nhân dân cao cấp giám đốc công tác xét xử của toà án nhân dân cấp dưới.

Toà án nhân dân trung cấp bao gồm Toà án nhân dân trung cấp được thiết lập ở khu vực thuộc các tỉnh, khu tự trị; ở các châu tự trị và các toà án

nhân dân trung cấp khác được thành lập khi cần thiết. Toà án nhân dân trung cấp có thẩm quyền sơ thẩm do Toà án nhân dân tối cao xác định; sơ thẩm các vụ án mà toà án nhân dân sơ cấp trình lên theo quy định của pháp luật; sơ thẩm các vụ án mà toà án nhân dân cấp trên giao theo quy định của pháp luật; phúc thẩm các vụ án mà bản án và quyết định của toà án nhân dân sơ cấp bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm các vụ án mà viện kiểm sát nhân dân kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Toà án nhân dân trung cấp giám đốc công tác xét xử của toà án nhân dân sơ cấp trong khu vực trực thuộc.

Toà án nhân dân sơ cấp bao gồm toà án nhân dân huyện, thành phố cấp huyện, huyện tự trị và các toà án nhân dân sơ cấp khác được thành lập khi cần thiết. Toà án nhân dân sơ cấp có thể thành lập một số toà án nhân dân tuỳ theo tình hình nhân khẩu và án kiện trong khu vực. Các toà án có Chánh án, phó Chánh án, uỷ viên ban thẩm phán, chánh toà, phó chánh toà, thẩm phán, trợ lý thẩm phán và các công chức toà án khác. Theo quy định thẩm phán được chia thành 4 ngạch, 12 bậc. Ngoài đại thẩm phán cấp cao nhất là Chánh án toà án nhân dân tối cao ra, thẩm phán từ bậc 2 đến bậc 12 chia thành đại thẩm phán, thẩm phán cao cấp, thẩm phán.

Chánh án toà án nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu và miễn nhiệm; Phó Chánh án, uỷ viên Uỷ ban thẩm phán, Chánh toà, Phó Chánh toà, thẩm phán ở Toà án nhân dân tối cao do Chánh án Toà án nhân dân tối cao đề nghị Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chánh án Toà án nhân dân các cấp địa phương do đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương bầu và miễn nhiệm; Phó Chánh án, uỷ viên Uỷ ban thẩm phán, Chánh toà, Phó Chánh toà, Thẩm phán ở Toà án nhân dân các cấp địa phương do Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp đề nghị Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp bổ nhiệm và miễn nhiệm. Trợ lý thẩm phán toà án nhân dân do Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức toà án, các toà án nhân dân thành lập các Uỷ ban kiểm tra và đánh giá thẩm phán. Các uỷ ban này có nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra và đánh giá các thẩm phán. Uỷ ban kiểm tra và đánh giá thẩm phán của Toà án nhân dân tối cao tổ chức các kỳ thi thống nhất trong cả nước để sơ tuyển Thẩm phán, trợ lý Thẩm phán [22, tr 39, 40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)