Yêu cầu giải quyết vụ án hìnhsự và yêu cầu xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở của việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, quyền và nghĩa

1.2.1. Yêu cầu giải quyết vụ án hìnhsự và yêu cầu xét xử

Tòa án bên cạnh trách nhiệm xét xử khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm còn có trách nhiệm bảo vệ quyền con người, quyền lợi ích của cá nhân, pháp nhân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Người THTT khi tiến hành giải quyết vụ án hình sự cần đảm bảo yêu cầu sau:

Thứ nhất, hoạt động của người THTT nhằm bảo vệ công lý. Trong xã

hội pháp quyền, mọi hoạt động của Toà án nói chung và người THTT nói riêng, khi tiến hành tố tụng luôn phải đảm bảo công lý, bảo vệ công lý nó trở thành mục tiêu.

Thứ hai, xét xử là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện bản chất của nền tư pháp quốc gia nên việc bảo vệ quyền con người được thể hiện tập trung nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án. Theo BLTTHS năm 2015 thì việc bảo vệ quyền con người được thể hiện thông qua các quy định về nhiệm vụ, nguyên tắc vànhững quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự theo hướng bảo đảm quyền con người. Theo quy định, ở nước ta xét xử theo nguyên tắc hai cấp: Sơ thẩm và phúc thẩm; ngoài ra còn có giám đốc thẩm và tái thẩm là những thủ tục đặc biệt để xem xét lại bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật. Về cơ bản, thủ tục tố tụng tại phiên toà ở các cấp xét xử là giống nhau về hình thức. Tuy nhiên, có sự khác nhau ở Hội đồng xét xử, những người tham gia phiên toà và một số thủ tục khác.

Do vậy, cần làm rõ đặc điểm, phạm vi quyền con người trong hoạt động xét xử. Quyền con người trong hoạt động xét xử bao gồm tất cả các lĩnh vực quyền con người trong tố tụng hình sự. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí thì: “Ở bình diện khái quát nhất, quyền con người trong tố tụng hình sự được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, trừng trị người phạm tội gây ra những thiệt

hại cho các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần bảo vệ quyền con người; Khi tiến hành tố tụng giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền con người của người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo.” [47,tr.112]. Tuy nhiên, thì “phạm vi quyền con người trong tố tụng hình sự hẹp hơn, không bao gồm cả hai khuynh hướng trên mà chỉ là sự ghi nhận và bảo đảm quyền của những người dễ bị tổn thương bao gồm: Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị tình nghi phạm tội hoặc người bị kết án tránh sự lạm dụng của người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án” [47,tr.113]. Quyền con người trong TTHS nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng có đối tượng là người bị cáo buộc phạm tội và những người tham gia tố tụng khác, nên quyền con người trong tố tụng hình sự là bảo vệ quyền của những người yếu thế và những người khác có liên quan. Do vậy quyền con người trong tố tụng hình sự gồm hai nhóm quyền: Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong tố tụng hình sự và quyền được xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập. Những quyền con người này là tập hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị được quy định trong các văn kiện quốc tế về quyền con người nhằm mục đích khẳng định bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời tránh sự tùy tiện, lạm quyền của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm hại quyền con người trong các hoạt động tố tụng hình sự.

Thứ ba, Bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia

tố tụng trong luật tố tụng hình sự là một trong những nguyên tắc nền tảng của hoạt động tư pháp hìnhsự. Đến nay, nguyên tắc này đã được thừa nhận trong tuyệt đại đa số pháp luật các quốc gia, được ghi nhận trong hầu hết các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí thì

bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự do việc “xác định sự thật khách quan và giải quyết vụ án khách quan, đảm bảo công bằng là đòi hỏi tất yếu của tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi điều tra, truy tố, xét xử thường có sự không “cân bằng”, không bình đẳng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác do một bên là đại diện cho công quyền với đầy đủ sức mạnh của quyền lực, pháp luật, một bên là những người bị nghi là phạm tội không có những sức mạnh và điều kiện như vậy”[47,tr.54]. Do vậy, cần thiết lập một cơ chế bảo đảm sự vô tư của những người đại diện công quyền cũng như chống lại sự lạm quyền của họ khi tiến hành giải quyết vụ án trong luật tố tụng hình sự.

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng là những tư tưởng mang tính xuất phát điểm, có tính chủ đạo định hướng cho toàn bộ hoạt động xây dựng, thực thi, kiểm soát pháp luật tố tụng hình sự hướng tới mục đích giải quyết vụ án khách quan, công bằng, dân chủ bảo đảm công lý trong giải quyết vụ án hình sự

Thứ tư, đảm bảo pháp chế là chuẩn mực đánh giá tính đúng sai trong

hoạt động tố tụng hình sự. Kết quả hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng là người THTT thể hiện ở việc có thực hiện đúng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án. Giá trị đích thực của tố tụng đạt được khi đảm bảo tính pháp lý tối cao của hoạt động tố tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)