Số lượng, năng lực, trình độ của Đội ngũ thẩm phán và cán bộ của tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở của việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, quyền và nghĩa

1.2.5. Số lượng, năng lực, trình độ của Đội ngũ thẩm phán và cán bộ của tòa án

và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách; Bộ máy giúp việc; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động [ 20,Điều 45]

1.2.5. Số lượng, năng lực, trình độ của Đội ngũ thẩm phán và cán bộ của tòa án tòa án

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là bộ phận cấu thành quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện của Đảng ta. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay.

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ Thẩm phán là phải được đào tạo để có kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi; chuyên

môn hoá phải đi đôi với trí tuệ hoá, làm cho mỗi cán bộ, công chức trong từng lĩnh vực có trình độ cao, vừa có kiến thức, vừa có năng lực chuyên môn sâu sắc hơn và uyên thâm hơn về lý thuyết, tinh thông thành thạo hơn về nghiệp vụ và cao hơn về năng lực thực tiễn.

Nhà nước phải xây dựng quy chế hoạt động đặc thù phù hợp với tính chất và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân.

Thẩm phán là chức danh tư pháp quan trọng nhất trong đội ngũ cán bộ Toà án nói chung và trong các chức danh tư pháp nói riêng. Đội ngũ Thẩm phán là lực lượng chuyên giải quyết, xét xử các loại án theo thẩm quyền của Toà án. Thẩm phán ra các quyết định hoặc cùng Hội đồng xét xử ra các bản án, quyết định nhân danh Nhà nước, Bản án quyết định đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, của cơ quan, tổ chức. Vì vậy, đội ngũ Thẩm phán luôn được quan tâm, chú trọng nhất trong bộ máy của Toà án các cấp.

Việc đào tạo nguồn Thẩm phán và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thẩm phán được tiến hành thường xuyên, liên tục. Qua công tác sử dụng cán bộ, công chức cho thấy, các trường hợp được đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy tốt kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp; tạo không khí phấn khởi, không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu trong đội ngũ cán bộ, công chức.

1.3. Mối quan hệ giữa ngƣời tiến hành tố tụng hình sự trong TAND với ngƣời tiến hành tố tụng hình sự khác và mối quan hệ giữa ngƣời tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tiến hành tố tụng trong toà án nhân dân theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)