6. Kết cấu của luận văn
1.4. Ngƣời tiến hành tố tụng trong toà án theo luật tố tụng hìnhsự của một số
1.4.1. Người tiến hành tố tụng hìnhsự trong Toà án của Hàn Quốc
Hiến pháp Hàn Quốc quy định: “Quyền tư pháp thuộc các toà án bao gồm các thẩm phán” [Điều 10, đoạn 1] và “Các toà án bao gồm có: Toà án tối cao là toà án cao nhất của quốc gia và các toà án khác ở các cấp được định rõ” [Điều 101, đoạn 2) và chi tiết hơn về tổ chức các toà án do luật định.
Luật tổ chức toà án quy định có 3 cấp toà án, bao gồm: Các toà án khu vực, các toà án cấp cao và Toà án tối cao. Mỗi toà án đều có Chánh án, các thẩm phán và các cán bộ, công chức toà án khác. Hệ thống Toà án Hàn Quốc có 6 loại toà án: Toà án tối cao, toà án cấp cao, toà án khu vực, toà án sở hữu trí tuệ, toà án gia đình và toà án hành chính. Ngoài ra, các toà án quân sự có thể được thành lập theo Hiến pháp là những toà án đặc biệt tiến hành xét xử tất cả những vụ án hình sự quân sự trong đó Toà án tối cao có thẩm quyền chung thẩm.
Chánh án Toà án tối cao đại diện bộ máy tư pháp và giữ 1 trong 3 vị trí cao nhất của chính quyền sau Tổng thống và Chủ tịch Quốc hội. Toà án tối cao bao gồm Chánh án Toà án tối cao và 13 thẩm phán toà án tối cao. Một thẩm phán toà án tối cao được Chánh án Toà án tối cao bổ nhiệm làm Trưởng cơ quan hành chính toà án quốc gia để quán xuyến toàn bộ các vấn đề hành chính tư pháp dưới sự giám sát của Chánh án Toà án tối cao. Chánh án toà án nhân dân tối cao quản lý chung toàn bộ các công việc hành chính tư pháp, chỉ đạo và giám sát các công chức có liên quan. Chánh án Toà án tối cao có thể uỷ nhiệm phần quyền chỉ đạo và giám sát cho Trưởng cơ quan hành chính toà án quốc gia, Chánh án mỗi toà án, Chủ tịch Viện nghiên cứu và đào tạo tư pháp, Chủ tịch Viện đào tạo công chức toà án hoặc Chủ tịch Thư viện Toà án tối cao. Hội đồng thẩm phán Toà án tối cao là cơ quan cao nhất trong hành chính tư pháp. Hội đồng bao gồm toàn bộ các thẩm phán Toà án tối cao do Chánh án tối cao làm Chủ tịch. Hội đồng thông qua nghị quyết về việc bổ nhiệm các thẩm phán toà án cấp dưới….
Hiến pháp Hàn Quốc quy định tiêu chuẩn thẩm phán do luật định. Theo Luật tổ chức toà án, các thẩm phán là những người đã thi đỗ Kỳ thi tư pháp quốc gia và hoàn thành chương trình đào tạo 2 năm ở Viện nghiên cứu và đào tạo tư pháp hoặc đã có đủ các điều kiện làm luật sư. Chánh án và các thẩm
phán Toà án tối cao được bổ nhiệm trong số các thẩm phán, công tố viên, luật sư. Ứng viên Chánh án và thẩm phánaToà án tối cao phải trên 40 tuổi, có kinh nghiệm công tác 15 năm trở lên ở các cơ quan nêu trên. Chánh án Toà án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự nhất trí của Quốc hội. Các thẩm phán khác của Toà án tối cao cũng do Tổng thống bổ nhiệm theo giới thiệu của Chánh án Toà án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự nhất trí của Quốc hội. Các thẩm phán của các toà án cấp dưới do Chánh án Toà án tối cao bổ nhiệm với sự nhất trí của Hội đồng thẩm phán Toà án tối cao. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án tối cao là 6 năm không bổ nhiệm lại. Nhiệm kỳ của thẩm phán Toà án tối cao là 6 năm và có thể làm nhiều nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của các thẩm phán khác là 10 năm và có thể bổ nhiệm lại. Chánh án Toà án tối cao nghỉ hưu ở tuổi 70. Các thẩm phán Toà án tối cao nghỉ hưu ở tuổi 65 và các thẩm phán toà án cấp dưới nghỉ hưu ở tuổi. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho các thẩm phán, do Viện nghiên cứu và đào tạo tư pháp của Toà án tối cao thực hiện. Đây là một công cụ của Toà án tối cao giáo dục cả lý thuyết và thực hành cho những người đã thi đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia để vào nghề pháp lý, tương lai trở thành thẩm phán, công tố viên, luật sư và cung cấp cho các thẩm phán cơ hội được giáo dục tiếp tục cao cấp, được giúp đỡ việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý. Học viên của Viện là những người đã thi đỗ Kỳ thi tư pháp quốc gia. Các thí sinh thi đỗ kỳ thi này bắt buộc phải được đào tạo tại Viện 2 năm trước khi được bổ nhiệm làm thẩm phán, công tố viên hoặc luật sư. Học viên của Viện còn bao gồm các thẩm phán toà án các cấp và cán bộ của các toà án quân sự hải quân, không quân [22, tr 34,35].