6. Kết cấu của luận văn
1.4. Ngƣời tiến hành tố tụng trong toà án theo luật tố tụng hìnhsự của một số
1.4.3. Người tiến hành tố tụng hìnhsự trong Toà án của Cộng hoà Pháp
Toà án của Cộng hoà Pháp được chia làm hai hệ thống hoàn toàn tách biệt nhau, đó là hệ thống toà án hành chính có chức năng xét xử hành vi hành chính, văn bản hành chính, tranh chấp giữa cơ quan hành chính và tổ chức, cá nhân; và hệ thống toà án tư pháp có chức năng xét xử các vụ án hình sự, các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế, thương mại…. Thẩm phán toà án tư pháp được tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định riêng.
Thẩm phán được tuyển dụng, đào tạo thông qua thi cử và được bổ nhiệm theo quyết định của Tổng thống sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao. Việc áp dụng cơ chế thi tuyển thẩm phán là một bước tiến rất lớn trong quá trình cải cách tư pháp của Cộng hoà Pháp. Cơ chế này đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi công dân có nguyện vọng trở thành thẩm phán. Kỳ thi thứ nhất dành cho các đối tượng là các sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, tuổi đời không quá 27 tuổi, có bằng đại học luật. Kỳ thi thứ hai dành cho các công chức có nguyện vọng trở thành thẩm phán, có thời gian công tác ít nhất 4 năm và tuổi đời không quá 46 năm 5 tháng tính đến ngày dự thi. Nội dung thi cũng giống như trong kỳ thi tuyển thứ nhất. Trước khi dự thi, các công chức này sẽ phải tham gia một khoá dự bị kéo dài khảng 1 năm đến 2 năm, tuỳ theo người đó có bằng đại học luật hay không. Để tham gia khoá học dự bị này, thí sinh cũng phải tham gia thi tuyển. Trong thời gian tham gia khoá học dự bị công chức vẫn tiếp tục được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Kỳ thi tuyển thứ ba được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1996 dành cho tất cả các đối tượng có nguyện vọng trở thành thẩm phán nếu thoả mãn các điều kiện sau đây: Không quá 40 tuổi; có 8 năm công tác trong một ngành chuyên môn thuộc khu vực tư nhân hoặc đã từng giữ chức vụ đại biểu dân cử ở địa phương hoặc đã từng được bầu làm thẩm phán không chuyên toà thương mại sơ thẩm hoặc Toà lao động sơ thẩm. Trường thẩm phán quốc gia còn tổ chức các kỳ thi bổ sung, chủ yếu dành cho những người đã có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao có nguyện vọng trở thành thẩm phán. Việc tổ chức kỳ thi bổ sung được thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng tư pháp. Bên cạnh hình thức thi tuyển nêu trên, còn có hình thức cử tuyển đối với một số đối tượng. Hằng năm, khi khai giảng khoá mới, Trưởng thẩm phán quốc gia tổ chức buổi lễ tuyên thệ cho các học viên mới được tuyển vào trường. Sau khi tuyên thệ, học viên có quyền tham gia vào các hoạt động điều tra, xét xử tại toà án như một thẩm phán thực thụ, có quyền tiếp cận đến mọi hồ sơ tài liệu liên quan đến vụ án. Trong quá trình tham gia hoạt động tại toà án, học viên thẩm phán phải tuân thủ đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp thẩm phán, nghĩa vụ giữ bí mật hồ sơ nội dung vụ việc mà mình được tiếp cận. Trong quá trình học tại trường, học viên thẩm phán được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và một số chế độ khác dành cho cán bộ, công chức.
Ngoài việc tuyển dụng, bổ nhiệm thẩm phán thông qua thi cử, đào tạo tại trường Thẩm phán quốc gia còn có một hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm Thẩm phán khác, đó là tuyển dụng và bổ nhiệm Thẩm phán trực tiếp, không qua đào tạo tại trường. Đối tượng tuyển dụng phải thoả mãn các điều kiện sau đây: Từ 35 tuổi trở lên; có bằng đại học; có kinh nghiệm chuyên môn đặc biệt để có thể trở thành Thẩm phán mà không qua đào tạo. Trong trường hợp tham gia dự tuyển Thẩm phán bậc hai (thẩm phán sơ thẩm), thì phải có tối thiểu 7 năm hoạt động chuyên môn. Trong trường hợp tham gia dự tuyển Thẩm phán
bậc một (Chánh án toà sơ thẩm, thẩm phán và chánh án toà phúc thẩm), thì tối thiểu phải có 17 năm hoạt động chuyên môn. Trong trường hợp này, sẽ thành lập Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán do Chánh án toà án làm Chủ tịch Hội đồng và thành phần bao gồm các Thẩm phán và đại diện một số cơ quan có liên quan. Hồ sơ dự tuyển được nộp cho Bộ tư pháp, sau đó sẽ được chuyển cho Hội đồng xem xét, quyết định. Trong một số trường hợp trước khi ra quyết định tuyển dụng chính thức, Hội đồng tuyển chọn thẩm phán có thể yêu cầu đối tượng dự tuyển phải qua một kỳ thực tập kiểm tra năng lực chuyên môn tại toà án. Thời gian thực tập tối đa 6 tháng kết thúc đợt thực tập, thí sinh sẽ có một buổi sát hạch. Trên cơ sở kết quả thực tập và sát hạch khả năng chuyên môn, Hội đồng sẽ ra quyết định tuyển dụng chính thức. Người được tuyển dụng sẽ được bổ nhiệm làm thẩm phán mà không qua thời gian đào tạo tại trường thẩm phán quốc gia.
Thẩm phán điều tra thì không được Thẩm phán điều tra không thể tham gia xét xử các vụ án hình sự mà mình đã điều tra với tư cách Thẩm phán điều tra; nếu tham gia, Bản án sẽ vô hiệu. Thẩm phán điều tra có thể là Thẩm phán tại nơi xảy ra sự việc Thẩm phán điều tra được chỉ định trong số các Thẩm phán của Tòa án, theo các thể thức phân công thẩm phán xét xử. Tại quyết định phân công Thẩm phán, Chánh án thứ nhất cũng có thể quyết định giao cho Thẩm phán ấy tạm thời làm Thẩm phán điều tra theo đúng các quy định trên đây.
Nếu Thẩm phán điều tra vắng mặt, bị ốm hoặc vì lý do khác không đảm đương được công việc Thẩm phán điều tra, Tòa sơ thẩm theo thẩm quyền rộng cử một trong số các Thẩm phán của Tòa án thay thế [22, tr.42, 44].