Những vấn đề cần chú ý trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 83 - 94)

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu là những điều kiện mua bán, mà bên mua (bên nhập khẩu) thỏa thuận với bên bán (bên xuất khẩu). Để thƣơng thảo hợp đồng đƣợc tốt, cần nắm vững các điều kiện thƣơng mại quốc tế, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều

kiện thƣơng mại là có thể mang lại sự bất lợi cho doanh nghiệp của mình, dẫn tới các vụ tranh chấp, kiện tụng làm tăng chi phí trong kinh doanh.

Do vậy để ký kết hợp đồng nhập khẩu mà đạt đƣợc thỏa thuận về nội dung hợp đồng nhập khẩu nhƣ mong muốn quả là thành công của các nhà nhập khẩu. Khi đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu cần phải chú ý tới một số vấn đề sau nhƣ:Về ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng, về các bên tham gia hợp đồng, về điều khoản đối tƣợng của hợp đồng, về điều khoản bao bì và ký mã hiệu, về điều khoản cơ sở giao hàng... Việc chú ý tới các vấn đề đó nhằm xây dựng một nội dung hoàn chỉnh, rõ ràng, nhằm xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, đồng thời cũng có thể giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh sau này:

- Ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng:

Nếu hợp đồng đƣợc ký kết thông qua phƣơng thức đàm phán gặp gỡ trực tiếp thì điều khoản này phải đƣợc xác định rõ ràng để tránh những rắc rối nảy sinh sau này đối với những vấn đề liên quan tới thời điểm ký kết hợp đồng.

Nếu hợp đồng đƣợc ký kết thông qua thƣ từ, điện tín, telex, fax..., ngƣời nhập khẩu cũng cần phải chú ý tới ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng, vì đó là cơ sở để xác định nhiều yếu tố khác có liên quan nhƣ giá cả hàng hóa, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán hoặc mở L/C, luật áp dụng, thẩm quyền của cơ quan xét xử tranh chấp...

Việc xác định hai yếu tố ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng trong phƣơng thức đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp là rất đơn giản. Song trong phƣơng thức đàm phán gián tiếp, việc xác định hai yếu tố này lại là một việc hoàn toàn không đơn giản.

Trong tập quán thƣơng mại quốc tế hiện nay tồn tại hai thuyết mà dựa vào đó ngƣời ta xác định thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng. Đó là thuyết Tống phát và thuyết Tiếp thu.

Theo thuyết Tống phát, ngày và nơi ký kết hợp đồng là ngày và nơi mà ngƣời đƣợc chào hàng gửi đi thƣ chấp nhận chào hàng vô điều kiện Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Nhật là những nƣớc theo thuyết này.

Theo thuyết Tiếp thu, ngày và nơi hợp đồng đƣợc ký kết là ngày và nơi mà ngƣời chào hàng nhận đƣợc thƣ chấp nhận chào hàng vô điều kiện từ ngƣời đƣợc chào hàng. Các nƣớc theo thuyết này là Pháp, Đức.

Theo tập quán, các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng áp dụng thuyết Tiếp thu, do vậy khi giao dịch với bạn hàng ở các nƣớc Anh, Mỹ, Nhật, doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam cần phải đặc biệt lƣu ý tới sự khác biệt này để tranh sự nhầm lẫn (có thể do vô tình hay cố ý) về thời điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng gây ra những tranh chấp không đáng có.

- Về các bên tham gia hợp đồng:

Chủ thể của hợp đồng nhập khẩu phải đƣợc ghi rõ ràng nhƣ là một điều khoản không thể thiếu đƣợc. Một hợp đồng nếu thiếu điều khoản này sẽ đƣợc coi là vô hiệu vì không thể xác định đƣợc chủ thể của hợp đồng. ở điều khoản này ngƣời nhập khẩu cần chú ý tới những vấn đề sau:

+ Ghi đúng tên, địa chỉ, quốc tịch của các bên chủ thể hợp đồng (chú ý ghi nguyên văn, không dịch tên của các chủ thể). Ngoài ra ghi thêm số điện thoại, số telex, số tài khoản... vì đây là những vấn đề có liên quan tới việc liên lạc, thông báo, giải quyết tranh chấp sau này.

+ Ghi rõ họ tên, chức vụ ngƣời đại diện các bên để dễ dàng cho việc xác định thêm quyền của ngƣời đại diện ký kết hợp đồng.

- Về điều khoản đối tượng của hợp đồng:

Đối tƣợng của hợp đồng có thể là hàng đặc định hoặc hàng đồng loại: Hàng đặc định (specific goods) là hàng có những dấu hiệu đặc biệt làm cho ngƣời ta có thể phân biệt nó với hàng hóa khác. Thƣờng tại thời điểm ký kết hợp đồng, ngƣời nhập khẩu đã xem xét và chấp nhận toàn bộ lô hàng đó nhƣng chƣa nhận hàng. Hàng đồng loại (generic goods) là những hàng hóa

đƣợc xác định theo đơn vị đo lƣờng (đơn vị trọng lƣợng, thể tích, dung tích...) nhƣ hàng lƣơng thực, nguyên liệu...

Nhóm điều khoản đối tƣợng của hợp đồng thƣờng bao gồm các điều khoản về tên hàng, qui cách, phẩm chất, số lƣợng, trọng lƣợng. Đây là nhóm điều khoản nói nên yêu cầu đối với hàng hóa là đối tƣợng của hợp đồng.

- Về điều khoản bao bì và ký mã hiệu:

Trong thƣơng mại quốc tế, bao bì là một bộ phận rất quan trọng, không thể tách rời khỏi hàng hóa. Bao bì không những giúp cho hàng hóa tránh khỏi những tác động bên ngoài trong quá trình vận chuyển mà còn hƣớng dẫn ngƣời mua cách thức sử dụng và bảo quản hàng hóa. Bao bì đẹp cũng là một nhân tố để quảng cáo hàng hóa. Đối với điều khoản bao bì, ngƣời nhập khẩu nên chú ý tới các vấn đề: Chất lƣợng bao bì, phƣơng thức cung cấp bao bì, giá cả bao bì. Ngoài ra ngƣời nhập khẩu cũng cần nên chú ý về các quy định về bao bì trong pháp luật quản lý nhập khẩu của nƣớc mình để tránh các rủi ro phát sinh.

Nếu hàng hóa giao có bao bì, ngƣời nhập khẩu phải quy định ký mã hiệu thích hợp để cá biệt hóa hàng hóa và thuận lợi cho việc giao nhận, chuyên chở, bảo quản và chuyển tải hàng hóa.

Ký mã hiệu phải dễ thấy, không tác động đến phẩm chất hàng hóa, thống nhất, ngắn gọn trên các kiện hàng, không phai màu và không dễ thấm nƣớc. Nội dung của ký mã hiệu phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu:

+ Đủ những dấu hiệu cần thiết cho ngƣời nhận hàng:Tên ngƣời nhận, tên ngƣời gửi, trọng lƣợng tịnh, trọng lƣợng cả bì, số hợp đồng, số hiệu chuyến hàng...

+ Đủ những chi tiết cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa:tên nƣớc và địa điểm hàng đi, tên nƣớc và địa điểm hàng đến, tên tàu, số vận đơn.

+ Đủ những dấu hiệu hƣớng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trên đƣờng vận chuyển nhƣ: dỡ vỡ, mở ở chỗ nào, không lật ngƣợc đƣợc...

Quy định điều khoản này chặt chẽ, nếu hàng bị hƣ hại, hao hụt hoặc giao nhầm lẫn do lỗi của bao bì hoặc kẻ ký mã hiệu, ngƣời nhập khẩu có quyền đòi ngƣời xuất khẩu bồi thƣờng.

- Về điều kiện cơ sở giao hàng:

Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận giữa bên bán và bên mua. Những cơ sở đó là:

+ Sự phân chia giữa ngƣời bán và ngƣời mua trong việc giao nhận hàng, thuê phƣơng tiện vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu...)

+ Sự phân chia giữa hai bên các chi phí trong việc giao nhận hàng (chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, lƣu kho, bảo hiểm, thuế...)

+ Thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua. Để diễn đạt các nội dung trên, quá trình buôn bán quốc tế đã làm nảy sinh một số thuật ngữ nhất định nhƣ: giao tại xƣởng (EXW), giao trên boong tàu (FOB), tiền hàng + cƣớc phí + bảo hiểm (CIF)... Có nhiều cách giải thích các thuật ngữ trên, nhƣng cách giải thích đƣợc nhiều ngƣời áp dụng hơn cả là "Quy tắc quốc tế giải thích các điều kiện thƣơng mại -Incoterms do phòng thƣơng mại đƣa ra năm 1936 và đã đƣợc sửa đổi nhiều lần (bản sửa đổi gần đây nhất là Incoterms 2000).

- Khi áp dụng Incoterms ngƣời nhập khẩu cần chú ý tới 4 điểm sau: + Incoterms không có giá trị bắt buộc đối với HĐMBHHQT. Nó chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Do vậy nó chỉ đƣợc áp dụng khi các bên dẫn chiếu đến trong hợp đồng.

+ Phải quy định rõ ràng theo Incoterms nào (vì có rất nhiều bản Incoterms) + Incoterms chỉ có giá trị tùy ý, nên ngay cả khi hợp đồng đã dẫn chiếu tới Incoterms, các bên vẫn có thể thỏa thuận với nhau để thay đổi một số nội dung cụ thể nào đó. Ví dụ: Giao hàng theo điều kiện EXW incotermms

2000 nhƣng hai bên thỏa thuận, ngƣời bán sẽ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa và chịu chi phí về vấn đề này.

Việc quy định về điều kiện cơ sở giao hàng, có một đặc điểm nữa mà ngƣời nhập khẩu cần chú ý, đó là khi hàng hóa đang trong Container thì có sử dụng điều kiện FOB, CIF (Incoterms 2000)đƣợc hay không, trong khi trong thực tế nhiều hợp đồng ký nhƣ vậy. FOB và CIF là hai điều kiện cơ sở giao hàng thông dụng. Khi áp dụng hai điều kiện này thời điểm di chuyển rủi do về hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua là khi hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng bán hàng. Trong khi đó, việc giao nhận hàng hóa đóng trong container đƣợc tiến hành theo hai phƣơng pháp:

Phƣơng pháp 1: Nếu giao hàng nguyên (Full container load - FCL), ngƣời gửi hàng giao nguyên một hay nhiều container đã niêm phong kẹp chì cho hãng vận tải tại bãi container(Container yard - CY) do hai bên thảo thuận ở nơi gửi hàng. Ngƣời vận tải sẽ vận chuyển các container đó và giao cho ngƣời vận CY ở nơi đến trong tình trạng container còn nguyên cặp chì.

Phƣơng pháp 2: Nếu là giao hàng lẻ (Less than Container load - LCL), chủ hàng lẻ sẽ giao hàng của mình cho ngƣời vận tải tại trạm giao nhận, đóng gói container(Container Freight Station - CFS). Ngƣời vận tải sẽ đóng gói lô hàng lẻ vào containerrooif niêm phong cặp chì vận chuyển đến nơi đến. Tại nơi đến, ngƣời vận tải đƣa container về CFS dỡ hàng và giao cho ngƣời nhận. Nhƣ vậy, điểm giao hàng khi chuyên chở hàng hóa bằng containerlaf CY hoặc CFS. Tại đây, ngƣời vận tải hàng nhận hàng và cấp chứng từ thì ngƣời bán hết trách nhiệm và hàng đƣợc coi là đã giao cho ngƣời mua. Do đó nếu sử dụng điều kiện FOB và CiF thì rủi ro về hàng hóa đã chuyển từ ngƣời xuất khẩu sang ngƣời nhập khẩu khi ngƣời vận tải nhận hàng ở CY hoặc CFS.

Và nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trên quãng đƣờng từ CY hay CFS đến lan can tàu thuộc rủi ro đƣợc bảo hiểm, ngƣời nhập khẩu vẫn không đƣợc bồi thƣờng vì tại điểm tổn thất ngƣời nhập khẩu vẫn chƣa có quyền lợi bảo hiểm.

Điều này có thể tránh đƣợc nếu ngƣời nhập khẩu sử dụng FCA (Free Carrier) hay CIF (Cots and insurance paid to) và CFR.

Tƣơng tự nhƣ vậy đối với hai điều khoản CPT(Carriage paid to) và CFR (Cost and Freight). Nhƣ vậy khi ngƣời nhập khẩu hàng hóa trong container, ngƣời nhập khẩu nên ký các hợp đồng theo các điều kiện FCA, CIP, CPT thay vì FOB, CIF, hay CFR.

Thông thƣờng, ngƣời ta không đƣa điều kiện giao hàng thành một điều khoản riêng trong hợp đồng mà ghép chung với điều khoản giá cả. Và đây là một điều khoản không thể thiếu đƣợc trong HĐMBHHQT.

- Về điều khoản giá cả:

Điều khoản giá cả là mội điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, về điều khoản giá cả, ngƣời nhập khẩu cần nêu rõ cả đơn giá và tổng trị giá hàng hóa, ghi rõ điều kiện cơ sở giao hàng liên quan tới giá đó, đồng tiền tính giá...

Theo nguyên tắc thì các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận chọn bất cứ một đồng tiền nào làm đồng tiền tính giá. Ngƣời nhập khẩu thƣờng muốn xác định giá cả bằng đồng tiền đang có xu hƣớng mất giá:bởi nếu sau khi mức giá hàng đã đƣợc xác định, đồng tiền mới mất giá thì họ mới có lợi.

Tuy nhiên trên thực tế, việc lựa chọn đồng tiền tính giá phụ thuộc vào ngƣời có uy thế hơn trên thị trƣờng.

Do trên thế giới, rất nhiều nƣớc có tên đơn vị tiền tệ giống nhau nhƣ Mỹ, Hồng Kông, Singapore đều có đơn vị tiền tệ là Đôla, Pháp, Thụy sĩ có đơn vị tiền tệ là Frăng, ngƣời nhập khẩu cần xác định chính xác tên gọi của đồng tiền nhƣ: Đôla Mỹ, Đôla Hồng Kông...

Ngƣời nhập khẩu cũng nên dự đoán xu hƣớng biến động của đồng tiền tính giá để có biện pháp bảo đảm giá cả, tránh thiệt hại.

Giá cả là yếu tố quan trọng trong việc quyết định thành công của một giao dịch. Khi xác định giá cả của hàng hóa, ngƣời nhập khẩu nhất thiết phải

nắm đƣợc mức giá chung của thế giới, xu hƣớng biến động của giá cả, và các chi phí cấu thành nên giá hàng (chẳng hạn nhƣ giá cả hàng hóa đã tính tới chi phí vận tải, chi phí bao bì...). Có nhƣ vậy ngƣời nhập khẩu mới tìm ra giải pháp tránh những thiệt hại do sự biến động của giá cả gây nên.

- Điều khoản về giao hàng:

Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là xác định thời hạn và địa điểm giao hàng, phƣơng thức giao hàng và việc thông báo giao hàng.

Nói chung điều khoản giao hàng liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện HĐMBHHQT. Điều khoản này phải đƣợc quy định rõ trong hợp đồng để hạn chế các tranh chấp sau này.

- Về điều khoản vận tải:

Khi nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc FCR cảng Việt Nam, do không có quyền thuê tàu nên ngƣời nhập khẩu cần quy định thêm về tàu biển. Thực tế, trên thị trƣờng ngƣời xuất khẩu nhiều khi muốn giảm chi phí bằng cách thuê tàu có giá cƣớc rẻ, thƣờng là tàu già. Để ngăn cản việc làm đó, ngƣời nhập khẩu có thể quy định trong hợp đồng nhƣ: Tàu dƣới 15 tuổi, đƣợc đăng kiểm vào loại A... Một số nhà nhập khẩu do không tính đến khả năng nhƣ vậy nên đã không quy định điều khoản về tàu. Cuối cùng tàu đắm do không có khả năng đi biển và các doanh nghiệp nhập khẩu đó bị tổn thất.

Mặt khác, ngƣời nhập khẩu cần quy định về thời gian dỡ hàng ở cảng đến cho phù hợp, mức thƣởng phạt dỡ hàng, tránh bị phạt do dỡ hàng chậm.

- Về điều khoản thanh toán:

Trong điều khoản thanh toán, ngƣời nhập khẩu cần phải xác định rõ ràng và cụ thể những vấn đề sau: Đồng tiền thanh toán, địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, phƣơng thức thanh toán. Chẳng hạn nếu quy định đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá là khác nhau, ngƣời nhập khẩu cần phải quy định rõ tỷ giá quy đổi hai đồng tiền đó là tỷ giá nào: Tỷ giá mua vào hay

bán ra, tỷ giá ở nƣớc ngƣời xuất khẩu hay nhập khẩu), thời điểm tính giá đó (tính vào thời điểm ký kết hợp đồng hay là thời điểm giao hàng...)

- Về điều khoản bảo hành:

Đây là điều khoản quy định sự đảm bảo của ngƣời xuất khẩu về chất lƣợng của hàng hóa trong một thời gian nhất định gọi là thời hạn bảo hành. Thời hạn bảo hành chính là thời hạn giành cho ngƣời nhập khẩu phát hiện về những khuyết tật về hàng hóa, trong thời hạn này những khuyết tật đó sẽ đƣợc ngƣời xuất khẩu khắc phục với chi phí của mình. Điều khoản này thƣờng đƣợc quy định trong các hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị... Nó bảo vệ lợi ích của ngƣời nhập khẩu và vì thế nhà nhập khẩu phải có những quan tâm thích đáng tới những vấn đề này.

- Về điều khoản quy định về trường hợp miễn trách:

Trƣờng hợp miễn trách là những trƣờng hợp mà nếu xảy ra, các bên đƣơng sự đƣợc hoàn toàn hoặc trong một chừng mực nào đó, miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Đó là những trƣờng hợp xảy ra một cách khách quan sau khi ký kết hợp đồng các bên không lƣờng trƣớc đƣợc và phải có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng.

Quy định trƣợng hợp miễn trách (còn gọi là "Trƣờng hợp bất khả kháng" hoặc "Trƣờng hợp miễn trách nhiệm "), các bên có thể đƣa ra tiêu chuẩn để xác định một trƣờng hợp là miễn trách nhiệm Ơ điều khoản này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 83 - 94)