Những giải pháp đối với việc thực hiện nghĩa vụ xuất khẩu của người bán hàng (người xuất khẩu) phía nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 121 - 126)

- Về điều khoản bất khả kháng:

3.2.4.2. Những giải pháp đối với việc thực hiện nghĩa vụ xuất khẩu của người bán hàng (người xuất khẩu) phía nước ngoà

của người bán hàng (người xuất khẩu) phía nước ngoài

Mỗi HĐMBHHQT đều có những đặc điểm riêng biệt của nó. Việc dự đoán các khả năng vi phạm hợp đồng của bên bán quả là một công việc khó khăn. Song nhìn chung, ngƣời xuất khẩu nƣớc ngoài thƣờng hay vấp phải một số lỗi sau đây mà ngƣời nhập khẩu phải đặc biệt chú ý tới:

- Về việc người xuất khẩu giao hàng chậm:

Giao hàng đúng thời hạn là một trong những nghĩa vụ theo hợp đồng mà ngƣời xuất khẩu phải thực hiện. Việc ngƣời xuất khẩu chậm giao hàng (Tức đã hết thời hạn giao hàng trong hợp đồng, ngƣời xuất khẩu nƣớc ngoài vẫn không giao hàng.). Việc chậm giao hàng này có thể dẫn tới hai trƣờng hợp sau:

+ Ngƣời xuất khẩu giao hàng chậm (Tức là ngƣời xuất khẩu sẽ giao hàng sau khi hết hạn giao hàng một khoảng thời gian nhất định)hoặc

+ Ngƣời xuất khẩu sẽ không giao hàng.

Khi ngƣời xuất khẩu giao chậm hàng, ngƣời nhập khẩu cần phải tiến hành những công việc sau để bảo vệ quyền lợi cho mình:

Đầu tiên khi gần đến thời hạn giao hàng, ngƣời nhập khẩu điện nhắc nhở ngƣời xuất khẩu giao hàng.

Nếu đã hết thời hạn giao hàng mà ngƣời xuất khẩu vẫn chƣa giao hàng thì ngƣời nhập khẩu phải lập tức gửi đi một bức điện báo cho ngƣời xuất khẩu biết về việc đã hết thời hạn giao hàng, đồng thời gia hạn giao hàng thêm một số ngày nhất định và giục ngƣời xuất khẩu giao hàng ngay. Còn đối với hợp

đồng có thời hạn giao hàng cố định thì không thể điện giục giao hàng hóa thêm đƣợc mà phải tuyên bố với ngƣời xuất khẩu hủy hợp đồng.

Thông thƣờng sau khi gửi đi bức điện giục ngƣời xuất khẩu giao hàng nhƣ thế, ngƣời nhập khẩu phải chờ một khoảng thời gian hợp lý, để ngƣời xuất khẩu thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Trong khoảng thời hạn này, nếu ngƣời xuất khẩu giao hàng, ngƣời nhập khẩu sẽ nhận hàng và phạt ngƣời xuất khẩu giao chậm hàng (nếu trong hợp đồng có ghi phạt giao hàng chậm)hoặc yêu cầu ngƣời xuất khẩu phải bồi thƣờng thiệt hại do việc giao hàng chậm.

Nếu hết thời hạn gia hạn thêm mà ngƣời xuất khẩu vẫn không giao hàng thì ngƣời nhập khẩu có thể tuyên bố với ngƣời xuất khẩu là hủy hợp đồng vì không thể chờ đợi lâu hơn nữa và buộc ngƣời xuất khẩu phải nộp phạt hoặc bồi thƣờng thiệt hại phát sinh do việc không giao hàng. Tuy nhiên, nếu vẫn cần hàng, ngƣời nhập khẩu có thể gia thêm hạn giao hàng hoặc chờ cho đến khi ngƣời xuất khẩu giao hàng rồi mới tiến hành khiếu nại, yêu cầu ngƣời xuất khẩu nộp phạt hoặc bồi thƣờng các thiệt hại do giao hàng chậm.

Khi ngƣời xuất khẩu giao hàng chậm, để có thể buộc ngƣời xuất khẩu bồi thƣờng thiệt hại phát sinh, ngƣời nhập khẩu nhất thiết phải có các chứng từ có giá trị pháp lý sau chứng minh rằng ngƣời xuất khẩu đã giao hàng chậm: Vận đơn đƣờng biển (B/L): là một chứng từ vận tải bao gồm có 3 chức năng là: biên lai nhận hàng để chở, chứng từ sở hữu hàng hóa, và là bằng chứng của hợp đồng vận tải. Do đó trên vận đơn có ghi rõ ngày mà ngƣời gửi hàng xếp hàng lên tàu. Nhƣ vậy, qua vận đơn đƣờng biển, có thể xác định đƣợc ngày mà ngƣời xuất khẩu kết thúc việc giao hàng lên tàu, so sánh với thời hạn giao hàng trong hợp đồng hay trong L/C, ngƣời nhập khẩu qua đó có thể chứng minh ngƣời xuất khẩu có thể xác định thời hạn giao hàng đúng thời hạn hay không.

+ Thông đạt sẵn sàng (NOR): Thông thƣờng khi tàu đến cảng thì lập tức tàu sẽ gửi thông đạt sẵn sàng cho ngƣời gửi hàng, sau đó kể từ ngày nhận đƣợc chấp nhận của ngƣời gửi hàng thì chủ tàu sẽ tính thời hạn bốc hàng. Đây

là trƣờng hợp hợp đồng quy định thời hạn giao hàng trong một khoảng thời gian xác định nào đó. Dựa vào ngày tàu gửi NOR cho ngƣời xuất khẩu thì ngƣời nhập khẩu có thể xác định một cách chính xác thời hạn giao hàng đƣợc tính bắt buộc từ ngày nào và đối chiếu với ngày ký B/L để chứng minh việc ngƣời xuất khẩu có chậm trễ trong việc giao hàng hay không.

Thu thập các chứng từ chứng minh ngƣời xuất khẩu giao hàng chậm trên là việc làm hết sức quan trọng đối với nhà nhập khẩu bởi nó sẽ quyết định sự thành công hay thất bại do việc giao hàng chậm trễ gây lên.

- Về việc giao hàng thiếu số lượng, trọng lượng:

Hàng hóa là đối tƣợng của HĐMBHHQT thƣờng phải vƣợt qua nửa chặng đƣờng rất xa từ nƣớc ngƣời xuất khẩu sang nƣớc ngƣời nhập khẩu. Việc hàng hóa bị thiếu hụt so với trong hợp đồng có thể là do lỗi của ngƣời xuất khẩu, nhƣng cũng có thể do lỗi của bên thứ ba. (ngƣời vận tải). Vì vậy, khi nhận hàng, nếu phát hiện thấy sự thiếu hụt về số lƣợng, trọng lƣợng, ngƣời nhận hàng cần phải xác định sự thiếu hụt đó là do lỗi của ai (bên bán hay bên thứ ba) để có các biện pháp xử lý kịp thời. Để chứng minh đƣợc việc hàng hóa thiếu hụt về số lƣợng, trọng lƣợng là do ngƣời xuất khẩu, ngƣời nhận hàng có thể dựa vào các căn cứ sau:

+ Vận đơn đƣờng biển (B/L): Do một trong ba chức năng của B/L là biên lai nhận hàng, trên B/L bao giờ cũng ghi số lƣợng hàng hóa thực tế đã xếp lên tàu ở cảng bốc hàng là bao nhiêu. Vì vậy căn cứ vào B/L có thể xác định đƣợc số lƣợng hàng xếp lên tàu ở cảng bốc thực tế là bao nhiêu do ngƣời xuất khẩu đã giao. So sánh số lƣợng hàng hóa ghi trong hợp đồng với số lƣợng hàng hóa ghi trong B/L, nếu thấy số lƣợng hàng hóa ghi trong B/L ít hơn thì rõ ràng là ngƣời xuất khẩu đã giao thiếu hàng.

+ Biên bản giám định số lƣợng, trọng lƣợng: Nếu biên bản này do cơ quan giám định cấp mà kết luận rằng hàng hóa bị thiếu trong các bao kiện còn nguyên đai, kẹp chì, hay hàng hóa bị thiếu so với phiếu đóng gói hoặc số lƣợng, trọng lƣợng đƣợc ghi trong bao kiện... thì rõ ràng việc giao thiếu hàng thuộc trách

nhiệm của ngƣời xuất khẩu. Khi đã xác định hàng hóa là thiếu hụt do ngƣời xuất khẩu giao thiếu, thông thƣờng ngƣời nhập khẩu thực hiện các công việc sau:

Lập tức gửi đi ngay một bức điện thông báo cho ngƣời xuất khẩu biết về tình trạng thiếu hụt về số lƣợng, trọng lƣợng của hàng hóa.

Trong trƣờng hợp đối với hàng rời hay không đồng bộ giao một chuyến, hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C, việc giao thiếu hàng của ngƣời xuất khẩu quá mức dung sai cho phép trong L/C có thể dẫn đến việc ngƣời xuất khẩu không đƣợc ngân hàng thanh toán do xét thấy bề mặt của chứng từ (thể hiện là số lƣợng hàng ghi trên vận đơn) không phù hợp với L/C. Thông thƣờng ngân hàng sẽ hỏi ý kiến ngƣời nhập khẩu về vấn đề này. Trong trƣờng hợp này ngƣời nhập khẩu nên chỉ thị cho ngân hàng trả tiền cho ngƣời xuất khẩu số tiền tƣơng ứng với phần hàng thực giao để lấy chứng từ đi nhận hàng. Sau đó, nếu vẫn có nhu cầu về số hàng giao thiếu, ngƣời nhập khẩu có thể yêu cầu ngƣời xuất khẩu giao bù cho đủ số hàng còn thiếu và thanh toán bằng TTR và yêu cầu ngƣời xuất khẩu bồi thƣờng các thiệt hại phát sinh.

Trƣờng hợp hàng hóa đồng bộ, nếu hàng giao thiếu là những bộ phận, phụ tùng, đồ thay thế... ngƣời nhập khẩu có thể yêu cầu ngƣời xuất khẩu giao hàng bù cho đủ phần thiếu với chi phí của ngƣời xuất khẩu và bồi thƣờng các thiệt hại phát sinh. Nếu hàng giao thiếu là những bộ phận quan trọng, chủ chốt và do thiếu phần này, hàng giao không hoạt động đƣợc, ngƣời nhập khẩu phải yêu cầu ngƣời xuất khẩu giao hàng ngay lập tức phần hàng còn thiếu này, yêu cầu ngƣời xuất khẩu bồi thƣờng các thiệt hại do đình trệ sản xuất và các chi phí phát sinh khác. Nếu ngƣời xuất khẩu lúc này không có khả năng giao nốt số hàng còn thiếu, ngƣời nhập khẩu có thể đề nghị tự mua số hàng này với chi phí của ngƣời xuất khẩu. Trƣờng hợp nếu ngƣời xuất khẩu im lặng hay từ chối đề nghị đó thì ngƣời xuất khẩu phải khởi kiện ngƣời xuất khẩu để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngƣời xuất khẩu giao hàng thiếu số lƣợng hay trọng lƣợng tức là ngƣời xuất khẩu đã vi phạm hợp đồng. Cũng nhƣ các trƣờng hợp khác: khi

ngƣời xuất khẩu vi phạm hợp đồng, điều quan trọng nhất mà ngƣời nhập khẩu cần phải chú ý đó là việc thu thập các chứng từ để chứng minh việc vi phạm hợp đồng của ngƣời xuất khẩu. Có nhƣ vậy, ngƣời nhập khẩu mới có thể thành công khi thƣơng lƣợng hay kiện ngƣời xuất khẩu về việc vi phạm hợp đồng.

- Về việc giao hàng kém phẩm chất:

Giao hàng đúng quy cách phẩm chất nhƣ đã quy định trong hợp đồng là nghĩa vụ quan trọng mà ngƣời xuất khẩu phải thực hiện. Tuy nhiên, đây là nghĩa vụ mà ngƣời xuất khẩu hay vi phạm nhất khi thực hiện các HĐMBHHQT. Khi ngƣời xuất khẩu giao hàng kém phẩm chất (giao hàng có phẩm chất sai khác so với phẩm chất đã đƣợc quy định trong hợp đồng), ngƣời nhập khẩu phải tiến hành các bƣớc sau:

+ Ngƣời nhập khẩu phải mời cơ quan giám định đến giám định phẩm chất hàng hóa một cách kịp thời theo quy định của hợp đồng nhập khẩu. Cơ quan giám định có thể là cơ quan giám định trong hoặc ngoài nƣớc.

Nếu biên bản giám định này kết luận hàng kém phẩm chất so với quy định của hợp đồng thì phải khiếu nại ngay ngƣời xuất khẩu, đƣa ra các yêu cầu cụ thể, kèm theo biên bản giám định. Ngƣời nhập khẩu có thể đƣa ra các yêu cầu nhƣ sau:

+ Buộc ngƣời nhập khẩu nhận hàng lại và trả lại tiền hàng cùng với các chi phí phát sinh khác trong trƣờng hợp hàng giao sai mẫu trong hợp đồng, hàng hóa không còn có thể sửa chữa đƣợc nữa hoặc hàng hóa có phẩm chất xấu tới mức không thể đáp ứng đƣợc mục đích sử dụng của hợp đồng, đặc biệt là đối với những mặt hàng dễ bị hƣ hỏng nhƣ hàng tƣơi sống.

+ Có thể chấp nhận toàn bộ lô hàng đó nhƣng buộc ngƣời xuất khẩu phải nhân nhƣợng giảm giá hàng hay bồi thƣờng các thiệt hại phát sinh trong trƣờng hợp hàng giảm giá trị sử dụng nhƣ hàng tiêu dùng hay những mặt hàng mà phẩm chất đƣợc quy định theo chỉ tiêu kỹ thuật.

+ Buộc ngƣời xuất khẩu phải thay thế hàng khuyết tật bằng hàng mới có chất lƣợng phù hợp với hợp đồng với chi phí của mình trong trƣờng hợp đã

giao không thể sửa chữa đƣợc nhƣng ngƣời nhập khẩu rất cần hàng và không muốn hủy hợp đồng...

+ Buộc ngƣời xuất khẩu phải sửa chữa hàng đã giao và giảm giá hàng trong trƣờng hợp đối tƣợng của hợp đồng là máy móc, thiết bị có thể sửa chữa đƣợc.

Nếu ngƣời xuất khẩu chấp nhận và thực hiện theo các yêu cầu đƣa ra trong đơn khiếu nại thì quyền lợi của ngƣời mua đã đƣợc đảm bảo.

Nếu ngƣời xuất khẩu im lặng hoặc trả lời không chấp nhận thì ngƣời nhập khẩu phải mời ngƣời xuất khẩu sang nƣớc mình để giải quyết vấn đề. Nếu ngƣời xuất khẩu chấp nhận sang thì hai bên có thể giải quyết thƣơng lƣợng theo các cách.

+ Giảm giá hàng không cần giám định lại nếu ngƣời bán sau khi xem hàng không nhận là hàng kém phẩm chất và ngƣời nhập khẩu đồng ý.

+ Cả hai bên cùng làm giám định (hoặc cả hai bên cùng mời giám định thứ ba (giám định quốc tế) làm giám định hàng hóa. Kết quả của việc giám định này sẽ ràng buộc cả hai bên. Nếu kết quả giám định này kết luận phẩm chất của hàng hóa phù hợp với quy định trong hợp đồng thì ngƣời nhập khẩu phải chấm rứt việc đi khiếu nại. Nhƣng nếu biên bản giám định kết luận hàng hóa có phẩm chất kém hơn so với hợp đồng thì ngƣời xát khẩu phải thực hiện các yêu cầu trong đơn khiếu nại của ngƣời nhập khẩu, nếu ngƣời xuất khẩu không thực hiện, ngƣời nhập khẩu phải tiến tới khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

Tuy nhiên, trong bất kỳ trƣờng hợp nào, điều quan trọng mà ngƣời nhập khẩu cần phải chú ý là việc thu thập các chứng từ có giá trị pháp lý ràng buộc cả hai bên chứng minh việc hàng hóa có phẩm chất kém hơn so với quy định của hợp đồng. Nếu không thực hiện việc này, ngƣời nhập khẩu có thể gặp phải những tranh chấp rất khó giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)