Nội dung của HĐMBHHQT là sự thể hiện thỏa thuận, biểu hiện ý chí tự nguyện của các bên chủ thể nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau. Tuy nhiên không phải bất cứ nội dung nào do các bên thỏa thuận đƣa vào hợp đồng cũng đƣợc coi là hợp pháp. HĐMBHHQT chỉ
hợp pháp về nội dung khi nó chứa đựng những điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi nói đến tính hợp pháp của HĐMBHHQT cần lƣu ý đến hai vấn đề:
Nội dung hợp đồng phải hợp pháp, nghĩa là hợp đồng đó phải thể hiện đƣợc ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng, không bên nào lừa dối hoặc bị ép buộc, những nội dung đƣợc các bên thống nhất đƣa vào hợp đồng phải trên cơ sở sự thỏa thuận công bằng không gây bất lợi cho một bên hoặc nhằm mục đích xâm hại tới quyền và lợi ích của bên thứ ba hoặc lợi ích của nhà nƣớc. Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng đồng không trái với các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 không quy định HĐMBHHQT phải bắt buộc có những điều khoản chủ yếu nhƣ Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 1995. Tuy nhiên, Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 bằng những quy định cụ thể cũng quy định phần nội dung của HĐMBHHQT thƣờng có các điều khoản sau:
- Đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa đƣợc phép mua và bán theo quy định của pháp luật nƣớc bên mua và nƣớc bên bán. Hàng hóa phải đƣợc ghi cụ thể, chính xác tên thƣờng gọi đối với hàng hóa đó, có kèm theo tên thƣơng mại hoặc tên khoa học (nếu có) hoặc ghi kèm theo tên ngƣời sản xuất... sao cho tránh đƣợc sự lầm lẫn giữa hàng hóa này với hàng hóa khác.
-Số lượng hoặc khối lượng của hàng hóa: Số lƣợng (khối lƣợng) hàng hóa đƣợc xác định bằng đơn vị đo lƣờng theo tập quán thƣơng mại quốc tế. Ghi cả phƣơng pháp, địa điểm xác định số lƣợng. Nội dung và sự đơn giản hay phức tạp của điều khoản này cần phải xem đặc tính của hàng hóa để quy định.
- Phẩm chất hàng hóa: Việc xác định phẩm chất hàng hóa phải đƣợc quy định cụ thể thông qua sự mô tả theo hình dạng, màu sắc, kích thƣớc hoặc
xác định bởi đặc tính lý hóa của nó, hoặc theo một mẫu nhất định; hoặc theo một tiêu chuẩn (quốc gia, quốc tế) đối với hàng hóa đó.
- Giá cả của hàng hóa: Giá cả là một điều khoản cơ bản của HĐMBHHQT nên nó cần đƣợc quy định cụ thể. Giá cả phải đƣợc ghi bằng chữ và đồng tiền tính giá. Chú ý khi ghi đồng tiền tính giá phải ghi cụ thể là loại tiền gì, của nƣớc nào, vì thực tế trên thế giới có nhiều loại tiền của các nƣớc tuy tên gọi giống nhau nhƣng tên gọi lại khác nhau.
-Thời hạn giao hàng: để đảm bảo quyền lợi của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giao nhận hàng, các bên phải thỏa thuận thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng có thể đƣợc các bên ấn định vào một thời điểm cụ thể hoặc vào khoảng thời gian cụ thể.
- Phương thức giao hàng: Phƣơng thức giao hàng là những quy định về trách nhiệm của ngƣời mua hàng và ngƣời bán hàng trong các vấn đề có liên quan đến việc giao hàng nhƣ: thuê phƣơng tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa, xác định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro đối với hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua... Thông thƣờng ngƣời ta áp dụng phƣơng thức giao hàng theo Incoterm 2000. Nếu có vấn đề gì cần thêm bớt vào các điều kiện giao hàng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì các bên cũng phải thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng.
Ngoài các điều khoản trên đây, các bên chủ thể có thể thỏa thuận đƣa vào hợp đồng các điều khoản khác nhƣ: điều khoản giám định hàng hóa, điều khoản thanh toán, điều khoản bảo hiểm, điều khoản trọng tài...