NHỮNG TẬP QUÁN THƢƠNG MẠI THƢỜNG HAY SỬ DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ QUY ĐỊNH TẠI INCOTERMS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 32 - 33)

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ QUY ĐỊNH TẠI INCOTERMS

Buôn bán hàng hóa quốc tế có đặc điểm là hàng hóa đƣợc vận chuyển trên quãng đƣờng dài, qua nhiều khâu liên quan đến hải quan, ngân hàng, bảo hiểm.... và mang tính rủi ro cao. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho mình, các bên thƣờng đàm phán rất kỹ và quy định chi tiết, cụ thể trong hợp đồng về các vấn đề nhƣ: địa điểm giao hàng, phƣơng thức giao hàng, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc gánh chịu rủi ro, chi phí; trách nhiệm các bên trong việc làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nhập khẩu...

Ngày nay, các công việc đó đƣợc các bên tiến hành tƣơng đối nhanh chóng và thuận lợi nhờ sử dụng các điều kiện đã trở thành tập quán thông dụng trong thƣơng mại quốc tế. Những điều kiện này đƣợc sử dụng và giải thích thông qua các thuật ngữ trong thƣơng mại quốc tế. Đây là các thuật ngữ đã hình thành từ lâu trong thực tiễn buôn bán hàng hóa quốc tế dùng để biểu thị rủi ro, trách nhiệm của các bên đối với việc chịu chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí khác.

Việc nghiên cứu các thuật ngữ về những điều kiện tập quán trong thƣơng mại quốc tế này giúp chúng ta xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đồng thời, việc sử dụng các thuật ngữ này cũng giúp cho quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng của các bên diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Thay vì phải đàm phán về một loạt các vấn đề nhƣ trên các bên chỉ cần chỉ ra thuật ngữ sẽ đƣợc áp dụng trong hợp đồng. Ngoài ra, việc sử dụng các điều kiện mang tính tập quán thƣơng mại

quốc tế còn giúp cho văn bản hợp đồng ngắn gọn, súc tích tạo điều kiện thuận lợi cho các bên cũng nhƣ các chủ thể có liên quan nhƣ hải quan, công ty bảo hiểm, ngân hàng... thực hiện nhiệm vụ của mình.

Để các chủ thể kinh doanh hiểu thống nhất về các thuật ngữ thƣơng mại quốc tế này Phòng Thƣơng mại quốc tế đã soạn thảo và ban hành một văn bản tập hợp các quy tắc giải thích thống nhất các thuật ngữ đó gọi là INCOTERMS (International commerial terms). Bản quy tắc này đƣợc ban hành lần đầu tiên vào năm 1936 và đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000. Sau đây là một số thuật ngữ thƣơng mại đƣợc sử dụng rộng rãi nhất theo cách giải thích của Incoterms 1990 và Incoterms 2000, bao gồm FOB, CFI, CFR (dùng trong vận tải đƣờng biển và vận tải nội thủy) và FCA, CPT, CIP… (dùng cho các phƣơng thức vận tải khác nhau).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 32 - 33)