Luật quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 27 - 29)

Vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHHQT, các chủ thể của hợp đồng có thể lựa chọn luật pháp của một quốc gia nào đó để

giải quyết các quan hệ hợp đồng. Trong trƣờng hợp này, luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHQT.

Luật quốc gia của một nƣớc sẽ đƣợc áp dụng cho HĐMBHHQT khi: - Các bên thỏa thuận trong HĐMBHHQT, điều này có nghĩa là ngay từ lúc đàm phán ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận đƣa vấn đề này vào thành một điều khoản của HĐMBHHQT, gọi là điều khoản về luật áp dụng.

- Các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng sau khi HĐMBHHQT đã đƣợc ký kết. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng khi trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên đã ký kết trƣớc đó, vì một lý do có tính chất khách quan hoặc chủ quan (hợp đồng đƣợc soạn thảo quá đơn giản, ngắn gọn để chớp thời cơ, chính bản thân các bên ký kết chƣa thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của điều khoản luật áp dụng...) không có điều khoản về luật áp dụng. Lúc này thƣờng là tranh chấp đã xảy ra nhƣng các bên vẫn có thể đàm phán với nhau để thỏa thuận chọn luật áp dụng. Tất nhiên, trong thực tế, trƣờng hợp này rất khó có đƣợc một sự nhất trí trong việc chọn luật của nƣớc nào trong số luật của hai nƣớc liên quan, song, nếu chúng ta chọn luật của nƣớc thứ ba hoặc dẫn chiếu tới một điều ƣớc quốc tế thì vấn đề cũng có thể đƣợc tháo gỡ.

- Khi luật đó đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế liên quan. Điều này có nghĩa là nếu trong các điều ƣớc quốc tế mà quốc gia đã tham gia ký kết (hoặc thừa nhận) có quy định điều khoản về luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán quốc tế thì luật đó đƣơng nhiên đƣợc áp dụng, các chủ thể của HĐMBHHQT không phải mất thời gian đàm phán về vấn đề đó nữa.

Luật quốc gia đƣợc các bên lựa chọn có thể là luật nƣớc ngƣời bán, luật nƣớc ngƣời mua, luật của nƣớc thứ ba hoặc luật của bất kỳ nƣớc nào khác có mối liên quan với HĐMBHHQT, chẳng hạn nhƣ luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện nghĩa vụ, nhƣ thanh toán, giao hàng…

Việc chọn luật của nƣớc nào hoàn toàn do các chủ thể của HĐMBHHQT tự thỏa thuận và quyết định. Thông thƣờng đối với các tổ chức,

cá nhân Việt Nam chúng ta luôn muốn áp dụng luật Việt Nam làm luật điều chỉnh cho HĐMBHHQT của mình. Nhƣng ngƣợc lại, đối tác đàm phán cũng lại chỉ muốn áp dụng luật của chính nƣớc họ. Nếu hai bên không nhân nhƣợng nhau thì việc ký kết hợp đồng có thể bị cản trở. Trong trƣờng hợp này, ta có thể đề nghị với đối phƣơng cùng chọn luật của nƣớc thứ ba hoặc bản thân đối phƣơng cùng chọn luật của nƣớc thứ ba hoặc bản thân đối tác cũng có thể đề nghị hãy áp dụng luật của nƣớc thứ ba nào đó.

Khi nói luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHQT không có nghĩa là toàn bộ hệ thống luật quốc gia đều đƣợc đem áp dụng, mà chỉ áp dụng những văn bản pháp luật có liên quan tới MBHHQT nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong hệ thống luật quốc gia, luật có liên quan tới MBHHQT là luật dân sự (civil law), luật thƣơng mại (commercial law)...

Đặc biệt, khi pháp luật Việt Nam đƣợc chọn áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ về HĐMBHHQT nhƣng ở Việt Nam, ngoài những quy định chung của luật dân sự còn có những quy tắc pháp luật đƣợc quy định để điều chỉnh riêng những mối quan hệ phát sinh từ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thƣơng mại (Luật thƣơng mại, Luật sở hữu trí tuệ, Luật xây dựng…) Vậy chúng ta sẽ dựa vào những quy tắc nào? Chúng ta chỉ áp dụng những quy tắc đã giành riêng cho những hợp đồng đặc thù. Nói một cách cụ thể hơn, nếu luật áp dụng cho HĐMBHHQT là luật Việt Nam thì những quy định về hợp đồng mua bán có trong Bộ luật Dân sự và Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 sẽ đƣợc áp dụng. Ngoài ra còn có những quy định trong luật và các văn bản luật khác liên quan đến MBHHQT thuộc lĩnh vực đặc thù cũng sẽ đƣợc áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 27 - 29)