một cách thận trọng
Việc giải quyết phá sản TCTD cần được thực hiện một cách thận trọng, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước trong quá trình phát hiện, xử lý TCTD ngay từ khi bắt đầu gặp khó khăn cho đến khi giải quyết xong việc phá sản TCTD.
Theo nguyên tắc giải quyết phá sản của Ngân hàng Thế giới thì:
Quy định về thủ tục phá sản phải áp dụng đối với tất cả các chủ thể, với ngoại trừ không áp dụng đối với các tổ chức tài chính, tiền tệ và các công ty bảo hiểm. đối với các tổ chức này thì cần có thủ tục đặc biệt (thủ tục khẩn cấp) để áp dụng khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, nếu không giải quyết được thì mới áp dụng thủ tục phá sản chung [38].
Vì vậy, quy định về xử lý TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cần được quy định một cách toàn diện ngay từ khi có dấu hiệu gặp khó khăn. Các biện pháp can thiệp của các cơ quan giám sát an toàn hoạt động của của TCTD cần phải được tiến hành sớm nhằm cố gắng đến mức tối đa việc phục hồi hoạt động của TCTD. Phá sản chỉ là giải pháp cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác; việc mở thủ tục phá sản chỉ áp dụng khi không còn cách cứu vãn mà chỉ có thể thanh lý tài sản của TCTD. Theo Đề án phát
triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì một trong những mục tiêu phát triển các TCTD là "tiếp tục củng cố, lành mạnh hóa và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng yếu kém".