Về thứ tự ƣu tiên thanh toán từ tài sản phá sản của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng (Trang 91 - 95)

Trong phá sản TCTD, số lượng người gửi tiền có thể là rất đông nhưng những người này không có khả năng hoặc không biết để gửi đơn khai báo nợ. Vì vậy, cần quy định quyền miễn trừ khai báo nợ cho những người gửi tiền; người gửi tiền chỉ phải phản ứng nếu họ không đồng ý. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi TCTD phải có một hệ thống kế toán đầy đủ, hiệu quả, đồng thời người đại diện cho các chủ nợ phải có kiến thức vững vàng, được trang bị đầy đủ.

3.2.12. Về thứ tự ƣu tiên thanh toán từ tài sản phá sản của tổ chức tín dụng tín dụng

Trong trường hợp phá sản TCTD và tiến hành thanh toán tài sản thì phải tính đến các khoản nợ mà TCTD được vay dùng để phục hồi khả năng thanh toán (các khoản vay trong giai đoạn Kiểm soát đặc biệt). Cụ thể, khi TCTD gặp khó khăn về khả năng thanh toán, để tránh đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, có thể những tổ chức sau đây phải cho vay cấp cứu: NHNN: cho vay đặc biệt để hỗ trợ TCTD; BHTG: đứng ra chi trả tiền gửi cho dân; Các ngân hàng khác: cho vay hỗ trợ cấp tốc.

Đây là những chủ nợ cho vay đặc biệt nhằm hỗ trợ tài chính cho TCTD cần được ưu tiên thanh toán. Do đó, Điều 96 Luật Các TCTD đã ghi: "Trong trường hợp cấp bách, để bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng, tổ chức tín dụng có thể được các tổ chức tín dụng khác, hoặc Ngân hàng

Nhà nước cho vay đặc biệt. Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng" [19]. Tuy nhiên, Luật Phá sản năm 2004 lại chưa quy định thứ tự ưu tiên cho những chủ nợ đặc biệt này. Pháp luật phá sản cần được thể hiện cho thống nhất với Luật Các TCTD. Dưới phương diện thực tiễn có thể thấy rằng, các khoản cho vay đặc biệt thực chất đây không hoàn toàn là những khoản nợ vay đúng nghĩa của nó. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng các khoản vay đặc biệt này thực hiện sau thời điểm có quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, NHNN thành lập Ban Kiểm soát đặc biệt để tham gia điều hành, quản lý TCTD với mục đích phục hồi, cho nên sẽ hợp lý có thể cho rằng đây là những khoản "tạm ứng" theo chủ trương của NHNN nhằm phục hồi doanh nghiệp hơn là những khoản nợ của TCTD cho nên phải ưu tiên thanh toán.

Những khoản vay đặc biệt này là những giao dịch cưỡng chế, là các khoản vay đặc biệt được thực hiện không nhằm vào mục tiêu lợi nhuận của cả bên đi vay lẫn bên cho vay mà vì lợi ích của toàn bộ hệ thống ngân hàng mà sau nữa là nền kinh tế đất nước, vì vậy sự ưu tiên thanh toán này là đương nhiên. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc giải quyết phá sản của Ngân hàng thế giới khi yêu cầu "Pháp luật cần dành thứ tự ưu tiên đối với việc cung cấp tài chính cần thiết cho các hoạt động kinh doanh hiện tại của của con nợ trong quá trình phục hồi (khoản nợ mới" [38].

Bên cạnh đó, việc ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ là người gửi tiền tiết kiệm cũng nên được cân nhắc. Nghiên cứu pháp luật các nước cho thấy, nhiều nước đã coi người gửi tiền là đối tượng yếu thế cần phải được bảo vệ khỏi hậu quả của việc phá sản và việc ưu tiên thanh toán khoản tiền gửi so với các chủ nợ thông thương là một trong những biện pháp bảo vệ người gửi tiền. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề ưu tiên thanh toán khoản tiền gửi cần đặt trong mối tương quan với việc Tổ chức BHTG thực hiện thanh toán hạn mức BHTG.

KẾT LUẬN

Phá sản các TCTD là một trong những vấn đề phức tạp nhất hiện nay không chỉ dưới phương diện hoạch định, thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia mà còn dưới phương diện nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường vận hành theo những qui luật vốn có của nó, các TCTD phải chịu nhiều rủi ro từ nhiều yếu tố khác nhau, có thể mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản.

Một thực tế dễ dàng nhận thấy là cho đến thời điểm hiện nay, sau gần 10 năm thực hiện Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và gần 5 năm thi hành Luật Phá sản năm 2004 ở Việt Nam, các Tòa án chưa thụ lý và ra quyết tuyên bố phá sản một TCTD nào. Điều đó không phải là hệ thống ngân hàng Việt Nam hoàn toàn vững mạnh mà do pháp luật về phá sản TCTD chưa có một văn bản pháp luật nào rõ ràng mà chỉ có sự dẫn chiếu rất mơ hồ. Trên thực tế, NHNN đã buộc phải áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt và thu hồi giấy phép để đóng cửa nhiều các TCTD hoạt động thua lỗ không có hiệu quả. Điều này đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật phá sản đối với TCTD phù hợp với những đặc thù trong hoạt động của tổ chức kinh doanh này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng các quy định của Luật Phá sản năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với việc giải quyết phá sản TCTD là không phù hợp, không giải quyết được những mối quan hệ phát sinh từ những đặc thù trong hoạt động của TCTD. Việc Luật Phá sản quy định giao Chính phủ ban hành một văn bản dưới hình thức Nghị định để quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với TCTD là không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết một cách triệt để vấn đề đặc thù trong giải quyết phá sản TCTD, không giải quyết được những mâu thuẫn, khác biệt giữa Luật Phá sản và Luật TCTD, đáp ứng yêu cầu quy định về những đặc thù của việc giải quyết phá sản TCTD.

Có thể quá sớm để đặt vấn đề xây dựng một văn bản luật riêng biệt về giải quyết phá sản các TCTD trong bối cảnh pháp luật kinh tế nói chung, pháp luật tài chính ngân hàng nói riêng của Việt Nam đang còn quá nhiều các vấn đề cần phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện. Để Luật Phá sản không bị "phá sản" một lần nữa và vì sự an toàn hệ thống tài chính tiền tệ - ngân hàng của nước nhà đã đến lúc cần phải chấm dứt sự mơ hồ, không khả thi và thiếu khoa học trong pháp luật phá sản hiện hành, cần thiết phải xây dựng môi trường pháp luật minh bạch, rạch ròi cho các TCTD mà đặc biệt là phải tính đến những yếu tố riêng, đặc thù khi giải quyết phá sản một TCTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)