thủ tục phá sản cũng nhƣ bƣớc chuyển từ tình trạng kiểm soát đặc biệt sang tình trạng phá sản.
Kiểm soát đặc biệt là việc một TCTD được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN do có nguy cơ mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả. Khi lâm vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt, TCTD không được phép công khai tình trạng mất khả năng thanh toán của mình cho công chúng biết, bởi nếu công chúng biết thì họ sẽ đồng loạt đến rút tiền tại các TCTD, làm tăng nguy cơ phá sản của TCTD. Như vậy, điểm khác cơ bản giữa kiểm soát đặc biệt TCTD và tình trạng phá sản của TCTD là ở chỗ tính công khai, sự hiểu biết của chủ nợ, của khách hàng về tình trạng tài chính của TCTD. Khi một TCTD bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, những thông tin về TCTD đó gần như chỉ có TCTD và NHNN biết mà không công bố rộng rãi cho công chúng. Điểm khác biệt này do tính chất đặc thù của hoạt động ngân hàng, đó là tính rủi ro hệ thống và những ảnh hưởng của nó tới sự ổn định kinh tế - xã hội. Giới hạn để xác định tình trạng kiểm soát đặc biệt là trước khi đến hạn thanh toán, chi trả các khoản nợ, còn tình trạng phá sản là khi các khoản nợ đến hạn, chủ nợ có yêu cầu nhưng TCTD không có khả năng thanh toán.
Việc giao cho NHNN thực hiện kiểm soát đặc biệt, hỗ trợ TCTD lâm vào tình trạng phá sản thực hiện phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh là phù hợp vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, việc phục hồi hoạt động của TCTD đòi hỏi chuyên môn sâu
mà tòa án không có.
Nếu nhìn nhận trình tự phá sản là một phương cách tái cơ cấu doanh nghiệp, hiệu quả của phương cách này phụ thuộc một cách đáng kể vào năng lực quản lý tài sản của tòa án, quản tài viên và hệ thống bổ trợ tư pháp. Trong khi hệ thống tòa đặc tụng thụ lý việc phá sản đã hình thành từ hàng trăm năm nay ở phương Tây, hệ thống tư pháp nước ta mới đang tập làm quen với chức
năng này. Từ triệu tập, chủ trì, điều hành các cuộc họp của chủ nợ, phê duyệt dự án tái cơ cấu, giám sát thực hiện, định giá sản nghiệp, kiểm kê công nợ và phát mại sản nghiệp của con nợ, cho đến thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên - tòa án và hệ thống bổ trợ tư pháp Việt Nam đang đứng trước những thách thức nghiệp vụ mới lạ trong quản trị kinh doanh [16].
Thứ hai, trong văn hóa kinh doanh của Việt Nam, quan niệm về phá
sản còn nặng nề, việc mở thủ tục phá sản đồng nghĩa với việc khai tử doanh nghiệp. Vì vậy, nếu kết hợp thủ tục phục hồi vào trong thủ tục phá sản do Tòa án tiến hành thì sẽ không hiệu quả.
Thứ ba, phù hợp với pháp luật hiện hành về việc áp dụng biện pháp
kiểm soát đặc biệt đối với TCTD.
Bước chuyển từ tình trạng kiểm soát đặc biệt sang tình trạng phá sản là sau khi NHNN đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD mà TCTD đó vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và đến đây, các chủ nợ mới có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, trong trường hợp không có văn bản của NHNN về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD mà TCTD đó vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản hay không? Hiện nay, có sự mâu thuẫn giữa Luật Các TCTD và Luật Phá sản về quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD của các chủ nợ.
Theo chúng tôi, để giải quyết mâu thuẫn này, cần có quy định cụ thể về quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD. Để thống nhất với quy định của Luật các TCTD về việc áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt thì cần quy định rõ, TCTD và các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sau khi NHNN phải có văn bản về việc không áp dụng hoặc ngừng áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt của NHNN đối với TCTD. NHNN với tư
cách là người quản lý, định hướng sự phát triển của hệ thống tín dụng thì việc