nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Nhằm tạo điều kiện cho việc mở thủ tục phá sản được thực hiện một cách thuận lợi, Luật Phá sản năm 2004 đã bổ sung quy định về trách nhiệm của một số đối tượng trong việc thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Cụ thể, theo Điều 20 của Luật này, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã nào đó đã lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án, Viện Kiểm sát, Thanh tra nhà nước, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và các cơ quan này phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là NHNN, với tư cách là cơ quan giám sát hoạt động của các TCTD thì có phải thực hiện quy định này không và nếu thực hiện thì thực hiện như thế nào? Ở thời điểm nào là phù hợp? Nếu xét về câu chữ trong điều luật thì NHNN không thuộc một trong các đối tượng nêu trên thì không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo TCTD lâm vào tình trạng phá sản.
Xét ở góc độ thực tế, với tư cách là cơ quan giám sát hoạt động của các TCTD thì NHNN hơn ai hết là người nắm rõ và sớm tình trạng tài chính cũng như khả năng thanh toán của các TCTD. Vì vậy, cần phải ràng buộc trách nhiệm thông báo TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán đối với NHNN. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm trong việc phá sản TCTD nên việc thực hiện nghĩa vụ này cũng không thể tùy tiện mà phải được cân nhắc kỹ về thời điểm thông báo.