LÂM VÀO TÌNH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
LÂM VÀO TÌNH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÂM VÀO TÌNH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Việc xây dựng và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng với nòng cốt là hệ thống TCTD đã được Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ trọng tâm và chủ yếu, có ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, việc giám sát và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động của TCTD được coi là một khâu then chốt để hạn chế tình trạng mất khả năng thanh toán của các TCTD.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng việc đánh giá hiệu quả của dự án vay vốn, thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay để tránh tình trạng không thu hồi được vốn thì Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 cũng quy định các biện pháp ngăn ngừa rủi ro thanh toán, có thể kể đến các biện pháp như: duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; tham gia tổ chức BHTG; trích lập và sử dụng quỹ dự phòng... [5, Điều 9].
Các TCTD phải duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD như: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Giới hạn tín dụng đối với khách hàng; Tỷ lệ về khả năng chi trả; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần. TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "có" rủi ro. Trong đó "tài sản có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro từ 0% đến 100%. [15].
Các TCTD và tổ chức không phải là TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật TCTD có nhận tiền gửi của tổ